Ý chính:
- 85% dự án crypto kiếm dưới 1000 USD mỗi tháng.
- 95% dự án DeFi tạo ra dưới 1.000 USD doanh thu hàng tháng.
- 88% dự án blockchain kiếm dưới 1.000 USD mỗi tháng.
- Các công ty công nghệ truyền thống mất trung bình 12,2 năm để đạt doanh thu 500 triệu USD/năm, trong khi các dự án blockchain thành công chỉ mất chưa đầy 6 năm.
- Pump.fun là công ty công nghệ tăng trưởng nhanh nhất, đạt doanh thu 100 triệu USD/tháng chỉ trong vòng 10 tháng.

Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu sử dụng dữ liệu từ DefiLlama và CoinGecko để phân tích vốn hóa thị trường. Ngoài ra, nhóm nghiên cứu còn so sánh thủ công thời gian mà 25 công ty công nghệ hàng đầu (về vốn hóa) mất để đạt doanh thu 500 triệu USD/năm.
Tổng cộng 4.928 dự án crypto đã được phân tích trong khoảng thời gian từ ngày 10 – 27/02/2025.
Cuộc vật lộn tìm kiếm doanh thu của các dự án crypto
Dữ liệu cho thấy phần lớn các dự án crypto, bất kể giá trị vốn hóa, đều tạo ra rất ít doanh thu.
Phân tích theo vốn hóa thị trường – Tỷ lệ dự án kiếm dưới 1.000 USD/tháng:

Trung bình, 85% các dự án crypto không vượt qua mốc doanh thu 1.000 USD/tháng.
Ngay cả với các dự án có vốn hóa trên 1 tỷ USD, 86% vẫn không kiếm được quá 1.000 USD doanh thu hàng tháng. Một phân tích sâu hơn về những dự án giá trị cao này còn cho thấy một thực tế ảm đạm hơn nữa:

Tình hình càng rõ rệt ở một số lĩnh vực cụ thể:
- 95% dự án DeFi kiếm dưới 1.000 USD/tháng.
- 88% dự án blockchain có doanh thu dưới 1.000 USD/tháng.
Dữ liệu cho thấy phần lớn các dự án crypto, bất kể giá trị vốn hóa, đều tạo ra rất ít doanh thu. Điều này không quá bất ngờ nếu xét đến bối cảnh chung của thị trường: nhiều dự án crypto, đặc biệt trong giai đoạn đầu, ưu tiên xây dựng cộng đồng và hệ sinh thái hơn là chạy đua kiếm tiền ngay lập tức. Đây là chiến lược phổ biến để thu hút người dùng và nhà đầu tư trước khi tập trung vào lợi nhuận.
Ví dụ:
- Các dự án DeFi thường dựa vào TVL (Tổng giá trị bị khóa) để thể hiện sức hút và quy mô của mình. TVL – số tiền người dùng khóa trong giao thức – là con số “đẹp” để quảng bá, giúp dự án kéo thêm vốn từ các quỹ đầu tư hoặc người dùng staking.
- Các dự án blockchain layer-1 cũng thường tập trung phát triển công nghệ và thu hút nhà phát triển dApp trong năm đầu tiên, thay vì tạo nguồn thu ngay. Họ đầu tư vào việc mở rộng hệ sinh thái – như tài trợ hackathon hay hỗ trợ dự án xây trên nền tảng của mình – với hy vọng doanh thu từ phí gas sẽ đến sau khi mạng lưới đủ lớn.
Nhưng không phải dự án nào cũng có lý do chính đáng để “biện hộ” cho con số doanh thu èo uột này. Thực tế, doanh thu thấp còn bắt nguồn từ những vấn đề cốt lõi:
- Cạnh tranh khốc liệt: Thị trường crypto tràn ngập hàng nghìn dự án tương tự nhau, từ Layer 1, Layer 2, DEX, đến yield farming, khiến người dùng bị phân tán và khó để một dự án nổi bật.
- Thiếu sản phẩm thực dụng (utility): Nhiều dự án không giải quyết được vấn đề thực tế hoặc không mang lại giá trị sử dụng rõ ràng cho người dùng.
- Mô hình tokenomics không khuyến khích sử dụng thực tế: Nhiều dự án thiết kế token để người dùng ‘hold’ chờ giá lên thay vì dùng nó để giao dịch hay tham gia hệ sinh thái.
Điều này hé lộ một sự thật phũ phàng: phần lớn dự án sống nhờ hype và đầu cơ, chứ không phải mô hình kinh doanh vững chắc. Dù vốn hóa có thể lên tới hàng tỷ đô, doanh thu yếu kém khiến người ta phải đặt câu hỏi: liệu chúng có trụ nổi khi thị trường downtrend, khi sự hứng thú của nhà đầu tư dần tan biến?
Dự án crypto vượt mặt công ty công nghệ truyền thống
Mặc dù triển vọng của phần lớn các dự án crypto khá ảm đạm, một số ít vẫn thành công trong việc tạo doanh thu, thậm chí vượt qua các công ty truyền thống về tốc độ và quy mô.
Khi so sánh thời gian để đạt doanh thu hàng năm 500 triệu đô la giữa 25 công ty công nghệ truyền thống hàng đầu theo vốn hóa thị trường và 25 dự án crypto có doanh thu cao nhất, chúng tôi nhận thấy rằng:
- Các công ty công nghệ truyền thống mất trung bình 12,2 năm để đạt doanh thu hàng năm 500 triệu đô la. Ngược lại, các dự án crypto thành công đã cán mốc này trong chưa đầy 6 năm.
- Một ví dụ đáng chú ý là Pump.fun, một nền tảng meme coin trên Solana đã kiếm được 100 triệu đô la doanh thu mỗi tháng chỉ sau 10 tháng. Pump.fun đang trên đường trở thành công ty công nghệ tăng trưởng nhanh nhất đạt mốc doanh thu hàng năm 500 triệu đô la, có thể chỉ trong vòng hai năm.
Sự chênh lệch này làm nổi bật một lợi thế rất lớn của các dự án crypto: bản chất ưu tiên kỹ thuật số cho phép chúng mở rộng nhanh chóng mà không gặp phải các hạn chế về hậu cần mà các công ty truyền thống phải đối mặt, chẳng hạn như rào cản pháp lý, chi phí cơ sở hạ tầng và sự chậm trễ trong chuỗi cung ứng.

Doanh thu vs. Giá trị token: Yếu tố nào quan trọng hơn?
Nhiều dự án crypto phát hành token như một chiêu bài để hút vốn từ nhà đầu tư, nhưng thực tế cho thấy không phải cứ có token là sẽ thành công. Một số dự án “xịn” như Phantom, MetaMask, và Photon lại kiếm được bộn tiền mà chẳng cần dựa vào token.
- MetaMask ước tính kiếm hàng chục triệu USD mỗi năm từ phí swap 0,875%
- Phantom tận dụng lợi thế giao dịch siêu rẻ trên Solana để hợp tác với các dApp lớn như Jupiter, tạo nguồn thu từ phí và quan hệ đối tác.
- Photon, công cụ tự động hóa cho trader DeFi, thì chơi theo kiểu truyền thống hơn: thu phí thuê bao từ người dùng, ổn định và đều đặn.
Những ví dụ này đập tan suy nghĩ “phải có token thì dự án mới thành công”. Thực tế, chúng chứng minh rằng mô hình doanh thu bền vững mới là yếu tố quyết định. Các dự án chỉ dựa vào token hype, kiểu “pump rồi dump”, thường không tạo nổi thu nhập thực tế từ hoạt động kinh doanh. Điều này càng rõ ràng khi 86% dự án tỷ đô vẫn gần như không có doanh thu đáng kể – vốn hóa cao mà túi vẫn rỗng.
Nhiều người tin rằng, tương lai của crypto không nằm ở những dự án có định giá “ảo” cao ngất ngưởng, mà thuộc về những cái tên biết xây dựng mô hình kinh doanh bền vững và mở rộng được quy mô. Đặc biệt là khi thị trường crypto trưởng thành, nhà đầu đầu tư lẫn người dùng sẽ dần tỉnh táo hơn. Thay vì chạy theo lợi nhuận ngắn hạn từ đầu cơ – kiểu “pump rồi xả” – mọi người sẽ ưu tiên những dự án có doanh thu thật, lâu dài. Một dự án kiếm được tiền đều đặn từ phí dịch vụ rõ ràng đáng tin hơn là chỉ dựa vào FOMO để đẩy giá token.
Kết luận
Ngành công nghiệp crypto đang đứng trước một bước ngoặt lớn. Phần lớn các dự án không tạo nổi doanh thu đáng kể và nhiều dự án định giá cao vẫn chỉ sống nhờ hype và đầu cơ, chứ không có nguồn thu bền vững, khiến người ta không khỏi lo lắng: liệu chúng có trụ nổi qua mùa đông crypto tiếp theo?
Vậy liệu viễn cảnh này có thể kéo dài bao lâu? Tương lai mà giá trị thật – sản phẩm hữu ích, doanh thu minh bạch – được đặt lên hàng đầu còn xa vời đến mức nào? Có lẽ không ai đoán chính xác được, nhưng đây có thể là một giai đoạn bắt buộc để thị trường crypto trưởng thành hơn. Giống như một đợt “thanh lọc” tự nhiên, các dự án yếu kém sẽ bị loại bỏ, nhường chỗ cho những cái tên thực sự có nền tảng.
Và đây chính là cơ hội của chungsta. Nắm lấy thời cơ bằng cách chọn lọc kỹ càng: ưu tiên những dự án “người thật, việc thật”. Đừng chỉ chạy theo FOMO hay vốn hóa tỷ đô trên giấy – vì khi thị trường “rung lắc”, chỉ những ai đặt cược đúng mới còn đứng vững.
Có thể bạn quan tâm: