1. Across Protocol là gì?

Across Protocol là một giao thức Cross-chain cho phép người dùng chuyển tài sản xuyên chuỗi nhanh chóng, chi phí thấp mà vẫn đảm bảo tính bảo mật và tránh phân mảnh thanh khoản.

Công nghệ này mở ra nhiều tiềm năng ứng dụng như giao dịch xuyên chuỗi, quản trị xuyên chuỗi, hay cho vay xuyên chuỗi, tương tự các giao thức như LayerZero hay Wormhole. Đặc biệt là ứng dụng để chuyển tài sản xuyên chuỗi với tốc độ tính bằng giây, nhanh và rẻ nhất ở thời điểm hiện tại. 

Giao thức Across Protocol được Uniswap tích hợp để hỗ trợ giao dịch xuyên chuỗi ngay trên giao diện UniswapX. Chưa kể, cầu nối Across còn được tích hợp trong các dự án như Bungee Exchange, Jumper Exchange,… 

Across hỗ trợ 15 blockchain, chủ yếu là Ethereum và Layer 2. Với TVL khoảng 270 triệu USD, giao thức đã giúp di chuyển lượng tài sản hơn 14 tỷ USD, và hàng chục triệu USD mỗi ngày. 

Số liệu thống kê về Across
Số liệu thống kê về Across

2. Đội ngũ phát triển của Across Protocol

Across là dự án được phát triển bởi chính đội ngũ đã tạo nên dự án Oracle UMA Protocol. Với các thành viên chủ chốt như: 

Đội ngũ phát triển Across Protocol là gì?
Đội ngũ phát triển Across Protocol
  • Hart Lambur (Co-Founder): Ông tốt nghiệp Cử nhân Khoa học máy tính tại Columbia University. Với kinh nghiệm gần 8 năm làm nhà giao dịch trái phiếu tại Goldman Sachs, 4 năm làm nhà sáng lập và giám đốc điều hành Openfolio – nền tảng theo dõi tài chính cá nhân được Stone Ridge Asset Managements mua lại vào năm 2017. 
  • Allison Lu (Co-Founder): Tốt nghiệp Cử nhân Tài chính tại Massachusetts Institute of Technology. Với kinh nghiệm 6 năm làm Phó chủ tịch tại Goldman Sachs, Phó chủ tịch phân tích thị trường tín dụng và rủi ro tại Tala (trước đây là InVenture). 
  • Matthew Rice (CTO): Ông tốt nghiệp Thạc sĩ Kỹ thuật điện tại Georgia Institute of Technology. Trước khi làm Kỹ sư trưởng và trở thành CTO của UMA & Across thì Matthew đã có kinh nghiệm làm Kỹ sư phần mềm tại Google. 
  • Melissa Quinn (COO): Tốt nghiệp Cử nhân Quản trị kinh doanh tại Simon Fraser University. Có kinh nghiệm 7 năm làm Giám đốc phát triển cho RightMesh AG (xây dựng một mạng lưới di động phi tập trung) và Left™ ( công ty công nghệ du lịch của Canada). 

Đội phát triển Across khá khủng khi có 2 nhà sáng lập đã từng làm việc tại ngân hàng Gold Sachs, đặc biệt là Allison Lu đã làm tới chức Phó chủ tịch ở đó. Ngoài ra, người nắm giữ chức vụ CTO là Matthew Rice, đã từng làm kỹ sư phần mềm tại Google. 

3. Quỹ đầu tư

  • 23/11/2022: Across Protocol đã huy động thành công 10 triệu USD ở vòng Private, với định giá 200 triệu USD từ các quỹ đầu tư danh tiếng như Blockchain Capital, Placeholder Ventures và Hack VC.
Nhà đầu tư của Across Protocol 
Nhà đầu tư của Across Protocol 

4. Sản phẩm của Across Protocol là gì?

4.1 Sản phẩm 

Across Protocol cung cấp 3 sản phẩm chính gồm: 

  • DApp Across Bridge: Là cầu nối cho người dùng chuyển tài sản xuyên chuỗi với mức phí thấp nhất và tốc độ nhanh nhất so với bất kỳ cầu nối tài sản chuỗi chéo nào.
  • Across Bridge API: Công cụ dành cho các nhà phát triển tích hợp Across Bridge vào sản phẩm hay nền tảng của họ. 
  • Across Settlement: Nền tảng để các nhà phát triển xây dựng các sản phẩm như giao dịch xuyên chuỗi, cho vay xuyên chuỗi,… hay đơn giản là thiết kế một cầu nối tương tự Across Bridge nhưng với các một số cải tiến dựa trên công nghệ Cross-chain Intents. 

Ngoài ra, trên Across còn có Pool thanh khoản – nơi để người dùng gửi tài sản vào kiếm lợi nhuận, đồng thời hỗ trợ thanh khoản cho việc chuyển tài sản xuyên chuỗi hay cho Relayer vay. 

Sản phẩm của Across (Bridge) đã được Uniswap tích hợp trên giao diện người dùng UniswapX, nhằm hỗ trợ chuyển chéo tài sản giữa các chuỗi với tốc độ vượt trội và chi phí tối ưu. 

4.2 Cơ chế hoạt động 

Bạn có thể hiểu cơ chế hoạt động của Across thông qua cơ chế xử lý một giao dịch xuyên chuỗi với 3 giai đoạn như sau: 

  • Người dùng yêu cầu báo giá để thực hiện ý định: Người dùng nhận báo giá từ Relayer và ký xác nhận. Tài sản sau đó được chuyển vào Smart Contract trên chuỗi nguồn. 
  • Relayer thực hiện giao dịch cho người dùng: Relayer thực hiện lệnh bằng cách bỏ tiền túi – chuyển tài sản vào ví người dùng trên chuỗi đích.
  • Xác minh và hoàn trả lại cho Relayer: Các lệnh mà Relayer đã thực hiện sẽ được tổng hợp và xác minh dựa trên dữ liệu được cung cấp bởi Oracle UMA Protocol. Trong khoảng 60 phút nếu không có tranh chấp thì Relayer sẽ nhận được tài sản của người dùng đã chuyển vào Smartcontract trước đó kèm theo phí. 
Cơ chế hoạt động của Across 
Cơ chế hoạt động của Across 

Hình dung đơn giản, Cross-chain Intents giống như cách một tài xế Grab Food bỏ tiền túi ra mua đồ ăn, giao đến khách hàng và nhận lại khoản tiền đã bỏ ra trước đó cùng phí dịch vụ. Trong blockchain, Relayer chính là “tài xế” hỗ trợ người dùng chuyển tài sản giữa các chuỗi.

  • Lợi ích của người dùng: Nhận được tài sản gốc nhanh chóng với chi phí rẻ mà không lo về bảo mật hay phân mảnh thanh khoản.  
  • Lợi ích của Relayer (MM): Kiếm được phí giao dịch và chênh lệch giá từ các lệnh của người dùng. 

Tuy mô hình có nhiều ưu điểm nhưng chúng ta vẫn phải phụ thuộc vào bên thứ tập trung và trong một số trường hợp có ít Relayer báo giá thì người dùng có thể nhận mức giá không tốt. 

5. Tokenomics

5.1 Thông tin tổng quan về Token

Tên Token ACX
Blockchain Ethereum 
Contract 0x44108f0223a3c3028f5fe7aec7f9bb2e66bef82f
Chuẩn TokenERC-20
Mảng Cross-chain 
Tổng cung 1 tỷ 
Sàn niêm yếtCoinbase, Gate, MEXC, Bitget,… 

5.2 Token Allocation và Token Vesting 

Token ACX của Across được phân bổ như sau: 

ACX Token Allocation
ACX Token Allocation
  • DAO Treasury – 52.5%: Quỹ dự trữ của dự án 
  • Strategic Partnerships and Fundraise – 25%: Phân bổ dành cho nhà đầu tư và các đối tác. 
  • Airdrop – 12.5%: Phần thưởng dành cho những người trải nghiệm dự án từ sớm. 
  • Protocol Rewards – 10%: Phân bổ dành cho các chương trình khuyến khích thanh khoản và người dùng. 

Phân bổ của dự án tập trung phần lớn token vào cộng đồng với 22.5% cho airdrop và 10% khuyến khích người dùng, quỹ dự trữ có đến 52.5% tổng cung – dùng để thực hiện các chiến lược phát triển dự án dài hạn. Trong khi, phía dự án chỉ nắm 25% tổng cung, với 20% thuộc quỹ đầu tư và 5% chưa rõ. 

Điều đáng chú ý là không thấy dự án phân bổ cho team phát triển dự án. Có thể team đã có token UMA nên không nhận token ở dự án này hoặc 5% chưa rõ kia là của đội ngũ phát triển. 

Ngoài ra, lịch vesting token không được công bố nên không thể cung cấp thông tin chi tiết về khía cạnh này. 

5.3 Token Use Case 

Người nắm giữ token ACX có quyền tham gia quản trị giao thức để định hướng phát triển dự án theo hướng tốt nhất.

6. Tiềm năng và thách thức

6.1 Tiềm năng 

  • Sản phẩm vượt trội: Dịch vụ chuyển tài sản nhanh chóng, chi phí rẻ mà vẫn đảm bảo an toàn và không phân mảnh thanh khoản.
  • Chiến lược dài hạn: Phân bổ 52.5% tổng cung token cho quỹ dự trữ, đảm bảo nguồn lực phát triển bền vững.

6.2 Thách thức 

  • Phụ thuộc bên thứ ba: Việc dựa vào các Relayer tập trung có thể khiến giao thức gặp rủi ro nếu họ ngưng hoạt động hay cố ý phá hoại bằng cách đưa ra mức giá cao.
  • Rủi ro Smart Contract: Với hàng trăm triệu USD trong các Pool thanh khoản, dự án luôn đối mặt với nguy cơ bị hacker tấn công.
  • Rủi ro cạnh tranh: Tuy Across đi đầu trong cơ chế chuyển tài sản qua bên trung giản, nhưng hiện này nhiều giao thức cũng bắt đầu phát triển theo hướng này như Mayan hay Hashflow.

7. Kênh thông tin của Across Protocol

8. Tổng kết

Across Protocol đã mở ra một hướng đi mới trong việc chuyển tài sản xuyên chuỗi thông qua công nghệ Cross-chain Intents, giúp tăng tốc giao dịch và giảm chi phí đáng kể. Tuy nhiên, việc phụ thuộc vào bên thứ ba vẫn là thách thức lớn.

Sự tích hợp vào UniswapX là một bước đột phá, hứa hẹn giúp Across Protocol bứt phá mạnh mẽ trong thời gian tới!