1. Berachain là gì?
Berachain là Layer 1 được xây dựng bằng bộ công cụ Cosmos SDK, sử dụng BeaconKit để cung cấp lớp đồng thuận với hiệu suất cao, khả năng tùy chỉnh và tương thích tốt với EVM. Điều này giúp dApp trên EVM dễ dàng chuyển sang Berachain với chỉ một vài thay đổi nhỏ trong mã nguồn.
Ban đầu, Berachain xuất phát từ dự án NFT BongBears vào năm 2021, được hỗ trợ bởi OlympusDAO. Sau đó, nhóm phát triển đã mở rộng dự án thành một blockchain hoàn chỉnh với những đặc điểm nổi bật:
- Sử dụng cơ chế đồng thuận Proof-of-Liquidity (PoL).
- Nền kinh tế chuỗi xoay quanh 3 token gồm: BGT (quản trị), BERA (gas) và HONEY (stablecoin).
- Khuyến khích sự phát triển của DeFi.
2. Đội ngũ phát triển
Hầu hết các thành viên cốt lõi của dự án đều ẩn danh. Chỉ có thông tin về Smokey The Bera (giám đốc và nhà sáng lập), Homme Bera (nhà sáng lập), Dev Bear (CTO, nhà sáng lập). Riêng Dev Bear từng làm việc cho Apple và một số thành viên khác trong đội cũng có thời gian làm việc cho Terraform Labs (Luna) và Amazon,…

3. Quỹ đầu tư
Berachain huy động được 142 triệu USD thông qua các vòng gọi vốn như sau:
- Vòng Series A: Huy động 42 triệu USD được dẫn đầu bởi Polychain Capital cùng sự tham gia của một số quỹ như Tribe Capital, Robot Ventures, Hack VC, Shima Capital,…
- Vòng Series B: Huy động 100 triệu USD được dẫn đầu bởi Framework Ventures và Brevan Howard cùng sự tham gia của một số quỹ như Polychain Capital, HashKey Capital, Tribe Capital, Arrington XRP Capital, Sandeep Nailwal, Hypersphere Ventures, SamsungNext,…

Blockchain Layer 1 huy động được 142 triệu USD là con số rất lớn. Đặc biệt có Polychain Capital tham gia cả 2 vòng gọi vốn. Ngoài ra, một số Angel Investors thuộc các tổ chức như Dragonfly, Animoca Brands, Polygon,… cũng đánh giá rất cao dự án.
4. Sản phẩm của Berachain là gì?
4.1 Sản phẩm Berachain
Berachain là nền tảng blockchain EVM, cho phép xây dựng dApp bằng ngôn ngữ solidity, tương tự Ethereum. Với cơ chế đồng thuận Proof-of-Liquidity (PoL), nó tối ưu hóa hiệu suất và hỗ trợ tốt hơn cho các dApp DeFi.
Ngoài ra, dự án tự phát triển các giao thức DeFi cốt lõi, còn được gọi là dApp gốc, bao gồm:

- BEX: AMM cho phép giao dịch (swap) token, cung cấp thanh khoản kiếm phần thưởng BGT.
- BERPS: Sàn Perp DEX cho phép giao dịch tài sản với đòn bẩy 100x.
- PEND: Thị trường tiền tệ, nơi cho vay HONEY hoặc thế chấp các tài sản khác để vay HONEY.
- Honey: Giao thức cho phép mint Stablecoin HONEY bằng cách khóa USDC.
- BGT Station: Giao thức quản trị, nơi để người nắm giữ BGT có thể tham gia stake cho các validator và voting quản trị Berachain.
4.2 Cơ chế đồng thuận Proof-of-Liquidity (PoL) là gì?
Cơ chế đồng thuận Proof-of-Liquidity (PoL) tương tự như PoS, nhưng thay vì sử dụng token có thể mua trên thị trường làm cổ phần, PoL yêu cầu cung cấp thanh khoản cho hệ sinh thái Berachain. Nhà cung cấp thanh khoản nhận phần thưởng BGT, có thể stake cho validator để bảo mật chuỗi. Mạng lưới gián tiếp sử dụng thanh khoản để bảo mật và vận hành blockchain, nên được gọi là “Bằng chứng thanh khoản“.
PoL giúp giải quyết các vấn đề nan giải của blockchain:
- Phần thưởng Validators thấp → Berachain: Validators nhận phí gas và phần thưởng từ thị trường hối lộ (các Vault hối lộ để được phân phối BGT).
- Lạm phát không kiểm soát → Berachain: Lạm phát 10% mỗi năm nhưng được kiểm soát bằng cách khuyến khích nắm giữ BGT thay vì bán ra.
- Không thân thiện với DeFi → Berachain: Lạm phát 10% mỗi năm dưới dạng BGT được dùng để thưởng cho nhà cung cấp thanh khoản.
- Thiếu gắn kết hệ sinh thái → Berachain: Thúc đẩy sự tương tác giữa Validators, dApp và nhà cung cấp thanh khoản.
4.3 Nền kinh tế 3 token của Berachain

Berachain xây dựng nền kinh tế của hệ sinh thái xoay quanh 3 token gốc gồm:
- BERA: Là token gốc được dùng để trả phí gas và có thể chuyển nhượng hay mua/bán trên thị trường. Các Validator phải khóa một lượng BERA nhất định để tham gia tạo khối.
- BGT: Là token soulbound (không thể chuyển nhượng) với chức năng quản trị, bảo mật mạng lưới, được mint ra mỗi khối để khuyến khích thanh khoản trên hệ sinh thái.
- HONEY: Là Stablecoin được neo giá với USD, được mint từ tài sản thế chấp là USDT, USDC, DAI,…

3 token trên thì HONEY hoạt động khá độc lập, trong khi BERA và BGT có mối liên quan mật thiết với nhau. Cụ thể, BGT sẽ được chuyển đổi một chiều sang BERA với tỉ lệ 1:1. Do đó, chúng ta có thể ngầm hiểu rằng BGT có giá trị tương đương BERA.
5. Tokenomics
5.1 Thông tin tổng quan về Token
Tên Token | BERA |
Blockchain | Berachain |
Contract | … |
Chuẩn Token | ERC 20 |
Mảng | Layer 1 |
Tổng cung | 500.000.000 |
Cung lưu hành ban đầu | 107.480.000 |
Sàn niêm yết | Binance, Bybit, Coinbase, Kraken,… |
5.2 Token Allocation

- Core Contributors – 16,8%
- Investors – 34,3%
- Airdrops – 15,8%
- Community Initiatives – 13,1%
- Ecosystem – 20%
Cung lưu thông ban đầu chiếm 21,5% tổng cung, bao gồm 11,9% Airdrop và 9,6% dành cho hệ sinh thái (Ecosystem). Phần lớn token Airdrop được phân phối cho người dùng cuối, dẫn đến khả năng bị bán tháo cao.
Phần Token Ecosystem được dùng để phát triển, vận hành và cung cấp thanh khoản, tuy ít rủi ro bị xả hơn nhưng vẫn khó kiểm soát nếu đội ngũ thiếu minh bạch.
Phân bổ token của dự án chưa hợp lý khi phần lớn nguồn cung tập trung vào đội ngũ dự án và nhà đầu tư, với 16,8% dành cho Team và 34,3% cho Investors. Việc đội ngũ phát triển nắm giữ 16,8% có thể chấp nhận được, nhưng tỷ lệ phân bổ cho quỹ đầu tư quá cao, chiếm hơn 1/3 tổng cung, làm dấy lên lo ngại về áp lực bán trong tương lai.
Bên cạnh đó, chỉ hơn 23% tổng cung được phân bổ cho phát triển hệ sinh thái và khuyến khích cộng đồng, một con số tương đối thấp đối với một dự án Layer 1. Điều này cho thấy chiến lược mở rộng và phát triển dài hạn của dự án chưa thực sự được ưu tiên.
5.3 Token Vesting
Tất cả các bên liên quan, bao gồm Team, Investors, Ecosystem, và Community Initiatives, đều có cùng một lịch vesting: Sau 1 năm khóa, 1/6 số token sẽ được mở khóa, và phần còn lại (5/6) sẽ được trả dần trong 24 tháng tiếp theo.

Đối với một dự án Layer 1, lịch vesting này tương đối ngắn. Thông thường, các dự án Layer 1 khóa token ít nhất 1 năm và mở khóa dần trong 3 năm, nhưng dự án này chỉ kéo dài 2 năm. Đáng chú ý, thay vì áp dụng lịch vesting riêng biệt cho từng nhóm như Team, Investors hay Ecosystem, dự án lại sử dụng chung một cơ chế cho tất cả. Điều này cho thấy cam kết dài hạn của đội ngũ phát triển chưa thực sự rõ ràng và có dấu hiệu thiếu cẩn trọng trong kế hoạch phân bổ.
5.4 Token Usecase
Berachain sử dụng 2 token gồm:
- BERA: Trả phí gas trên mạng lưới, tài sản để Validators thế chấp khi tham gia tạo khối trên chuỗi.
- BGT: Quản trị và làm cổ phần bảo mật mạng lưới.
6. Lộ trình phát triển
Update…
7. Tiềm năng và thách thức
7.1 Tiềm năng
- Thân thiện với DeFi: Berachain là blockchain đầu tiên sử dụng cơ chế mint token (BGT) để thưởng cho nhà cung cấp thanh khoản, với lạm phát 10% mỗi năm. Điều này có thể thu hút hàng tỷ USD thanh khoản và thúc đẩy sự tăng trưởng của DeFi trên Berachain.
- Giảm khả năng bị tấn công chuỗi: Chỉ những nhà cung cấp thanh khoản nắm giữ BGT mới tham gia quản trị và bảo mật mạng lưới, giúp giảm khả năng tấn công chuỗi, thay vì ai cũng có thể tấn công như các blockchain khác.
- Nền kinh tế token sáng tạo: Berachain sử dụng 2 token chuyên biệt: một cho quản trị (BGT) và một cho thanh toán gas (BERA). Token quản trị BGT không thể giao dịch, đảm bảo quản trị và bảo mật không ảnh hưởng đến thanh khoản trên thị trường.
- Cộng đồng ủng hộ: Trước mainnet, Berachain đã thu hút 3 tỷ USD TVL thông qua chương trình Boyco, với sự tham gia của các dự án lớn như Ethena, Lombard, StakeStone, EtherFi,…
7.2 Thách thức
- Đội ngũ ẩn danh: Mặc dù huy động được 142 triệu USD và phát triển một dự án Layer 1 lớn, đội ngũ phát triển Berachain vẫn giữ ẩn danh. Họ cũng chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc xây dựng blockchain nền tảng.
- Lạm phát token: Lạm phát 10% mỗi năm là một con số khá lớn. Dù động lực nắm giữ BGT có thể giúp hạn chế xả token lên thị trường, nhưng khi động lực này không còn, một lượng lớn BGT có thể được đổi sang BERA và bán ra, gây áp lực giảm giá và có thể khiến dự án gặp khó khăn.
8. Kênh thông tin của Berachain
9. Tổng Kết
Berachain có cơ hội lớn để xây dựng hệ sinh thái DeFi mạnh mẽ nhờ khuyến khích thanh khoản qua token BGT và cơ chế đồng thuận Proof-of-Liquidity, giúp tăng cường bảo mật và động lực cho người tham gia.
Tuy nhiên, dự án gặp hạn chế về tốc độ giao dịch, hướng phát triển chưa rõ ràng, và đội ngũ phát triển ẩn danh, cùng với mô hình kinh tế chuỗi còn tiềm ẩn rủi ro. Nếu thị trường ủng hộ và công nghệ được cải tiến, DeFi trên Berachain có thể trở nên sôi động.