1. Binance futures là gì?
Binance Futures là nền tảng giao dịch hợp đồng phái sinh của Binance, cho phép người dùng dự đoán và giao dịch giá của tiền mã hóa trong tương lai. Thay vì mua bán trực tiếp các đồng crypto, nhà đầu tư có thể đặt lệnh mua hoặc bán hợp đồng dựa trên việc dự đoán giá sẽ tăng hay giảm, từ đó khuếch đại lợi nhuận mà không cần sở hữu tài sản.
Để bắt đầu thì bạn hãy đăng ký tài khoản Binance qua 5Money hoặc sử dụng mã giới thiệu V4DNWJ9K để được giảm 20% phí giao dịch và 100 USDT bonus nhé!
Nếu bạn đã có tài khoản Binance mà chưa mở Binance Futures thì hãy mở Binance Futures với mã 5phutcrypto để được hưởng ưu đãi độc quyền
Binance futures có mức lợi nhuận rất cao nếu so với các loại hình có mặt trong hệ sinh thái của Binance bao gồm cả spot, options, earn, staking..v.v.. tuy nhiên thì cái gì cũng có hai mặt, chính vì mức lợi nhuận khổng lồ nên Binance future sẽ luôn tồn tại những rủi ro cực lớn. Đặc biệt với mức đòn bẩy cao lên đến 125x, thì bạn phải thực sự cẩn trọng!
Có thể bạn quan tâm:
2. Các khái niệm trong Binance futures bạn cần biết
Để bắt đầu vào giao dịch futures thì bạn cần nắm các khái niệm cơ bản sau:
2.1. Các loại hợp đồng giao dịch trên Binance Futures
Hiện tại, trong giao dịch Binance Futures sẽ có 2 loại hợp đồng chính là:
- USDⓈ-M Futures: là hợp đồng tương lai mà sử dụng stablecoin như USDT hoặc USDC để thế chấp cho vị thế vào lệnh của bạn. Đây cũng là hợp đồng phổ biến hiện tại.
- COIN-M Futures: loại hợp đồng này sẽ sử dụng các tiền mã hóa khác làm tài sản thế chấp thay vì USDT và USDC. Loại hợp đồng này sẽ phức tạp hơn vì giá trị của các đồng tiền thế chấp không cố định.
2.2. Isolated Margin và Cross Margin
Đây là 2 cách sử dụng quỹ trong quá trình giao dịch của bạn:
- Isolated Margin: Lệnh này chỉ sử dụng số tiền bạn đã ký quỹ khi vào lệnh, không ảnh hưởng đến toàn bộ số tiền bạn đang có. Có nghĩa là nếu bạn có cháy thì bạn chỉ mất số tiền bạn ký quỹ chứ không sợ mất toàn bộ tiền trong tài khoản. Thông thường, khi giao dịch futures bạn nên dùng cách này để kiểm soát rủi ro.
- Cross Margin: Ngược lại, lệnh này sẽ sử dụng toàn bộ số dư trong tài khoản futures của bạn để vào lệnh. Nếu lệnh bạn vào đi ngược với thị trường và số tiền bạn có không đủ duy trì vị thế thì sẽ bị cháy hết..
2.3. Leverage (Đòn bẩy)
Là công cụ giúp tăng số tiền bạn có thể giao dịch so với vốn thực có. Ví dụ: ban đầu bạn có 10 USDT để giao dịch, bạn sử dụng đòn bẩy 10x có nghĩa là bạn sẽ vay sàn để giao dịch với số tiền là 100 USDT tương đương gấp 10 lần vốn thực bạn đang có.
Tuy nhiên, đòn bẩy là con dao hai lưỡi. Nó có thể giúp bạn nhân lợi nhuận lên gấp nhiều lần nếu dự đoán đúng xu hướng thị trường, nhưng cũng có thể khiến bạn mất toàn bộ số vốn chỉ trong tích tắc nếu giá đi ngược lại kỳ vọng. Với mức đòn bẩy cao, một biến động nhỏ trên thị trường cũng có thể gây ra tổn thất lớn hơn rất nhiều so với vốn ban đầu.
Ví dụ: Với 10 USDT và đòn bẩy 10x, bạn có khả năng mở giao dịch trị giá 100 USDT, nhưng nếu giá giảm khoảng 9.5% – 10% so với dự đoán, toàn bộ vốn ký quỹ ban đầu sẽ bị mất. Điều này có nghĩa là ngoài khả năng sinh lời hấp dẫn, bạn cũng phải sẵn sàng đối mặt với rủi ro cao hơn rất nhiều.
2.4. Sổ lệnh (Order Book)
Cũng như giao dịch spot thì sổ lệnh sẽ cho bạn biết được các mức giá mua và bán tương ứng với số lượng những nhà đầu tư khác đang giao dịch. Trong Binance Futures, các con số trên sổ lệnh thường được phân biệt bằng màu sắc:
- Mua (Buy/Long): Các lệnh mua thường được hiển thị bằng màu xanh, thể hiện mong muốn của nhà đầu tư khi mua lên đặt cược cho giá tăng.
- Bán (Sell/Short): Các lệnh bán thường được hiển thị bằng màu đỏ, biểu thị mong muốn của nhà đầu tư bán ra hoặc đặt cược giá sẽ giảm.
2.5. Funding Rate (Lãi suất tài trợ)
Funding rate là phí mà bạn phải trả hoặc nhận được dựa trên vị thế long/short của mình từ sự chênh lệch giữa giá Futures và giá giao ngay.
Ví dụ: Khi giá ở thị trường futures cao hơn so với spot thì chỉ số Funding Rate lúc này sẽ dương, khi đó những người người mua tức ở vị thế long sẽ phải thanh toán cho người bán ở vị thế short.
Để hiểu rõ hơn về cách hoạt động của Funding rate và cách kiếm tiền với dữ liệu này thì mời bạn đọc chi tiết “Cẩm nang về Funding rate dành cho Trader“.
2.6. Các loại lệnh trên Binance Futures
- Lệnh thị trường (Market Order): Lệnh được khớp ngay lập tức theo giá thị trường hiện tại.
- Lệnh giới hạn (Limit Order): Bạn đặt lệnh mua hoặc bán tại một mức giá xác định trước.
- Lệnh dừng giới hạn (Stop-Limit Order): Lệnh sẽ chỉ được kích hoạt khi giá đạt đến một mức nhất định.
- Lệnh dừng thị trường (Stop-Market Order): Khi giá đạt đến mức kích hoạt, lệnh sẽ được khớp ngay lập tức theo giá thị trường.
- Lệnh Trailing Stop: Lệnh này giúp bạn khoá lợi nhuận bằng cách di chuyển điểm dừng theo hướng có lợi cho bạn khi thị trường biến động.
- Lệnh Post Only:Lệnh post only sẽ được thêm vào sổ lệnh nhưng không thực hiện ngay lập tức. Lệnh này tồn tại dưới dạng lệnh maker, giúp bổ sung thanh khoản vào sổ lệnh.
- Lệnh Limit TP/SL (Lệnh Chiến lược): Khi mở một vị thế bạn có thể đánh dấu vào ô bên cạnh [TP/SL] để đặt giá chốt lời hoặc cắt lỗ. Tùy vào chiến lược giao dịch của bạn, bạn cũng có thể thiết lập kích hoạt lệnh dựa trên “Giá gần nhất” hoặc “Giá đánh dấu”.
- Lệnh đảo ngược (Reverse Order): Lệnh này đóng vị thế hiện tại và đồng thời mở một vị thế mới cùng quy mô theo hướng ngược lại, thực hiện thông qua lệnh thị trường.
- Lệnh theo giá bậc thang (Scaled Order): Lệnh này tự động chia số tiền thành nhiều lệnh nhỏ, đặt chúng trong một vùng giá xác định. Điều này giúp bạn quản lý dễ dàng khi cần đặt nhiều lệnh mà không gây ảnh hưởng lớn đến thị trường.
2.7. TP/SL
Take Profit (TP) và Stop Loss (SL) là lệnh được kích hoạt theo điều kiện đã được đặt lúc bạn vào lệnh, nhằm mục đích chốt lời cũng như cắt lỗ. Cụ thể:
- Chốt lời tự động (TP): Giúp bạn khóa lợi nhuận khi giá đạt mức mong muốn mà không cần theo dõi liên tục.
- Cắt lỗ tự động (SL): Bảo vệ tài khoản khỏi tổn thất lớn bằng cách tự động đóng lệnh khi thị trường đi ngược lại lại với dự đoán.
Hiểu được cách thiết lập TP và SL sẽ giúp ích bạn rất nhiều trong quá trình giao dịch Futures, để hiểu hơn về cách thiết lập TP & SL bạn có thể xem kỹ hơn tại Cách xây dựng hệ thống giao dịch – Điểm vào, điểm ra & stoploss.
2.8. Long / Short
- Long (Mua): Đặt lệnh khi bạn dự đoán giá sẽ tăng. Nếu giá tăng, bạn sẽ có lợi nhuận.
- Short (Bán): Đặt lệnh khi bạn dự đoán giá sẽ giảm. Nếu giá giảm, bạn sẽ có lợi nhuận.
Ngoài ra còn một vài thuật ngữ bạn cần biết khi giao dịch future như sau:
- Margin (Ký quỹ): Là số tiền bạn cần có trong tài khoản để duy trì vị thế mở.
- Liquidation (Thanh lý): Sẽ xảy ra khi thị trường di chuyển ngược với dự đoán của bạn, khiến số tiền ký quỹ của bạn không đủ để duy trì vị thế, khi này bạn sẽ mất hết số tiền bạn có thường được gọi là thanh lý.
- Kẹp lệnh: Khi giá đi ngược hoàn toàn với kỳ vọng, khiến nhà đầu tư bị mắc kẹt trong vị thế mà không thể đóng lệnh.
- Xả hàng: Hành động bán ra một lượng lớn tài sản, thường gây áp lực giảm giá trên thị trường.
- Tất tay: Đầu tư toàn bộ số vốn hiện có vào một giao dịch duy nhất, rủi ro rất cao.
- Bắt đáy: Mua vào khi giá tài sản giảm mạnh với kỳ vọng giá sẽ phục hồi.
- Bắt dao rơi: Mua khi giá đang giảm mạnh mà không biết đáy thực sự, dễ dẫn đến thua lỗ lớn.
- Cắt lỗ: Đóng lệnh để hạn chế thua lỗ khi giá đi ngược lại kỳ vọng.
- Đánh full margin: Sử dụng toàn bộ vốn ký quỹ với mức đòn bẩy cao nhất, rủi ro cháy tài khoản cực kỳ lớn.
- Quét stop loss: Khi giá biến động mạnh khiến các lệnh dừng lỗ bị khớp, rồi sau đó giá quay ngược hướng.
- Xanh cả bảng: Toàn bộ thị trường hoặc danh mục đều tăng giá.
- Đỏ cả bảng: Toàn bộ thị trường hoặc danh mục đều giảm giá.
- Sập sàn: Giá giảm mạnh đến mức tối đa trong một khoảng thời gian ngắn.
- Lên thuyền: Tham gia mua vào một tài sản hoặc đồng coin nào đó.
- Xuống thuyền: Bán ra toàn bộ tài sản hoặc rời bỏ một đồng coin.
- Chốt lời non: Bán ra sớm khi giá tăng nhẹ, thay vì chờ lợi nhuận lớn hơn.
- Gồng lỗ: Giữ lệnh thua lỗ quá lâu với hy vọng giá sẽ quay trở lại.
- Bán khống: Đặt cược giá sẽ giảm bằng cách bán trước một tài sản mà bạn không sở hữu, sau đó mua lại với giá thấp hơn.
3. 5 Rủi ro cần biết khi chơi Futures trên Binance
Giao dịch futures là một hình thức rất rủi ro nếu bạn nào chưa có nhiều kinh nghiệm thì nên bắt đầu với số vốn nhỏ và có thể học hỏi về cách quản lý vốn và phương pháp giao dịch phù hợp cho mình. Dưới đây là 5 rủi ro quan trọng cần biết khi giao dịch Futures trên Binance:
- Rủi ro thanh lý: Nguyên nhân là do giá tài sản di chuyển ngược với dự đoán của bạn và số dư ký quỹ của bạn không đủ để duy trì vị thế mở khi đó lệnh bạn vào sẽ bị thanh lý, hậu quả là mất toàn bộ số tiền ký quỹ ban đầu, cộng thêm phí thanh lý. Để tránh trường hợp này, bạn nên quản lý vốn, sử dụng đòn bẩy hợp lý và đặt các lệnh cắt lỗ (stop-loss) để giảm thiểu rủi ro.
- Rủi ro từ đòn bẩy cao: Đòn bẩy càng cao, biến động giá nhỏ cũng có thể gây ra lãi hoặc lỗ lớn. Điều này dễ dẫn đến thanh lý ngay cả khi thị trường chỉ biến động nhẹ. Cách tốt nhất là bạn hãy chọn mức đòn bẩy phù hợp với khả năng chịu rủi ro của bạn và nên bắt đầu với đòn bẩy thấp nếu bạn mới làm quen với giao dịch Futures.
- Rủi ro biến động thị trường: Do tính biến động rất cao của thị trường tiền mã hóa, giá có thể thay đổi mạnh trong thời gian ngắn, dẫn đến thua lỗ nặng nếu bạn không quản lý vị thế tốt. Một khi đã xác định vào lệnh thì bạn hãy theo dõi chặt chẽ thị trường và nên hạn chế vào lệnh những lúc có tin tức lớn ảnh hưởng đến thị trường.
- Thiếu kiến thức và kinh nghiệm: Nếu không hiểu rõ cách hoạt động của Futures, cơ chế thanh lý, phí giao dịch hoặc không biết cách quản lý rủi ro, bạn có thể ra quyết định giao dịch thiếu cơ sở và thua lỗ. Do đó bạn nên học và hiểu rõ cách thức giao dịch Futures, cách tính số vốn, đòn bẩy, phân tích kỹ thuật… và nên bắt đầu với số vốn nhỏ
- Rủi ro từ tâm lý giao dịch: Tâm lý sợ hãi hoặc tham lam có thể khiến bạn đưa ra các quyết định giao dịch không hợp lý, như không cắt lỗ kịp thời hoặc giao dịch quá mức, gây thua lỗ lớn hoặc mất sạch vốn. Bạn nên lên kế hoạch giao dịch rõ ràng, tuân thủ kỷ luật và không để cảm xúc chi phối.
Hiện tại, 5Money cũng đang có khóa học chuyên sâu về cách giao dịch hiệu quả và an toàn, với các nội dung về phân tích kỹ thuật, quản lý vốn, và cách tối ưu hóa lợi nhuận trong quá trình giao dịch. Các bạn có thể tham gia cộng đồng 5 phút crypto để có thêm kiến thức và kinh nghiệm cho hành trình trade của mình!
4. Hướng dẫn vào lệnh Binance Futures
Bước 1. Đăng nhập vào tài khoản sàn Binance
- Hãy đăng nhập tài khoản Binance của bạn trên ứng dụng Binance hoặc truy cập Binance.com.
- Nếu bạn chưa có tài khoản sàn Binance, hãy đăng ký tài khoản Binance và hoàn tất quy trình xác minh danh tính (KYC) để truy cập tài khoản.
Bước 2. Mở tài khoản Binance Futures
- Trên trang chủ tài khoản, tìm mục “Futures” (hoặc “Hợp đồng tương lai”).
- Chọn “USDⓈ-M Futures” nếu bạn muốn giao dịch với các hợp đồng được thanh toán bằng USDT hoặc USDC.
- Chọn “COIN-M Futures” nếu bạn muốn giao dịch với các hợp đồng được thanh toán bằng tiền mã hóa (BTC, ETH,…).
- Chọn “Options” (hoặc “Quyền chọn”)nếu bạn muốn giao dịch với những hợp đồng quyền chọn ít nhược điểm và dễ dàng tham gia.
- Chọn “Mở tài khoản” nếu bạn chưa từng giao dịch Binance Futures.
- Xác nhận chính sách “Binance Service Agreement” để bắt đầu giao dịch với Binance Futures.
Bước 3. Nạp tiền vào tài khoản Binance Futures
- Trên giao diện trang chủ của Binance Futures, nhà đầu tư tìm dấu “⇄” để chuyển USDT và bắt đầu giao dịch.
- “From”: Chọn ví gửi tiền, nhà đầu tư lưu ý chọn đúng ví để nạp tiền vào tài khoản Binance Futures.
- “To”: Chọn tài khoản nhận tương ứng (USDⓈ-M Futures/ COIN-M Futures/ Options). Trong ví dụ này, mình giao dịch “USDⓈ-M Futures” nên tài khoản nhận tiền cũng tương ứng như vậy.
- “Coin”: Chọn đơn vị tiền giao dịch, ví dụ như USDT.
- “Amount”: Nhập số lượng USDT muốn chuyển vào tài khoản Binance Futures và nhấn xác nhận.
Bước 4. Chọn cặp giao dịch
- Chọn cặp giao dịch: Binance Options đang hỗ trợ 6 cặp quyền chọn chính, bao gồm BTCUSDT, BCHUSDT, ETHUSDT, LTCUSDT, XPRUSDT và EOSUSDT. Tùy theo nhu cầu mà bạn có thể lựa chọn cặp giao dịch bất kỳ.
- Xem thêm thông tin về cặp giao dịch: Trên phần biểu đồ giá, bạn có thể xem thêm thông tin về cặp giao dịch bằng cách nhấn vào các mục “Chart”, “Info” hoặc “Trading Data”.
- Chart: Hiển thị biểu đồ giá của cặp giao dịch, bao gồm các công cụ phân tích kỹ thuật như khung thời gian, đường trung bình động (MA), chỉ báo và khối lượng giao dịch. Người dùng có thể theo dõi xu hướng giá ở đây.
- Info (Information): Cung cấp thông tin chi tiết về thị trường của cặp giao dịch, bao gồm khối lượng giao dịch, mức vốn hóa thị trường, mức cao/ thấp nhất lịch sử và nhiều số liệu khác.
- Trading Data: Cung cấp dữ liệu thống kê liên quan đến thị trường như khối lượng giao dịch, Open Interest (lượng hợp đồng mở), dữ liệu về lệnh mua/bán và các thông số khác giúp người dùng phân tích động lực thị trường.
Bước 5. Đặt lệnh giao dịch
- Chọn loại lệnh: Binance Future hiện đang hỗ trợ rất nhiều các loại lệnh các nhau, nhưng cơ bản thì chúng ta sẽ có 3 loại lệnh chính, bao gồm:
- Market: Mua/bán ngay tại giá thị trường.
- Limit: Đặt mua/bán tại mức giá bạn mong muốn.
- Stop-Limit: Kích hoạt lệnh khi giá đạt đến một mức cụ thể.
- Nhập thông tin và xác nhận lệnh.
- “Leverage”: Nhấn vào mục “5X” để thay đổi mức đòn bẩy khi thực hiện giao dịch.
- “Price”: Đây là mức giá hiện tại của cặp giao dịch.
- “Size”: Khối lượng giao dịch.
- “Take Profit”: Mức chốt lời, nơi nhà đầu tư đặt mức lợi nhuận theo kỳ vọng, giúp đảm bảo mức lợi nhuận trong trường hợp thị trường đi đúng kỳ vọng.
- “Stop Loss”: Mức cắt lỗ, nơi nhà đầu tư xác định mức rủi ro mà họ sẵn sàng nhận, giúp giới hạn mức thua lỗ trong trường hợp thị trường đi ngược kỳ vọng.
- “Buy/ Long”: Đây là lệnh mua, nhà đầu tư nhấn vào nút này để xác nhận vào lệnh mua.
- “Sell/ Short”: Đây là lệnh bán, nhà đầu tư nhấn vào nút này để xác nhận vào lệnh bán.
Bước 6. Quản lý vị thế trong Binance Futures
- Theo dõi: Nhà đầu tư có thể liên tục trạng thái lãi/ lỗ của các vị thế trong mục “Position“.
- Quản lý: Tại đây, nhà đầu tư có thể dễ dàng quản lý toàn bộ giao dịch của mình. Nếu bất kỳ vị thế nào đang đạt mục tiêu lợi nhuận hoặc đang bị thua lỗ, bạn có thể chọn đóng vị thế bằng cách nhấn “Close Position”.
5. Kết luận
Đi kèm với lợi nhuận là rủi ro cao, vì vậy bạn cần phải hiểu rõ các quy tắc và cách thức quản lý rủi ro kỹ càng trước khi tham gia giao dịch Futures. Hy vọng qua bài viết của 5Money đã giúp bạn hiểu rõ hơn về Binance Futures là gì cũng như cách giao dịch sao cho hiệu quả. Đừng quên đăng ký email để cập nhật thông tin và các bài viết mới nhất của 5Money nhé!