1. Cosmos là gì?

Cosmos là một blockchain Layer 0 ra đời vào năm 2014 với tầm nhìn “Internet of Blockchains” – một hệ sinh thái chung cho các blockchain Layer 1, nơi chúng có thể dễ dàng kết nối và tương tác với nhau thông qua IBC (sẽ được giải thích ở phần dưới).

Hãy tưởng tượng mạng lưới Cosmos như một hệ thống gồm nhiều blockchain độc lập, gọi là “Zone,” tất cả đều được liên kết với một trung tâm duy nhất là “Hub.” Hiện tại, Cosmos Hub là “Hub” duy nhất, cũng là Layer 1 đầu tiên do chính đội ngũ Cosmos phát triển.

2. Đội ngũ dự án

Đội ngũ Cosmos trước đây hội tụ rất nhiều các thành viên có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Crypto nhưng đã rời làm dự án mới, hiện chỉ còn lại hai thành viên dẫn đầu.

Jae Kwon | Co-Founder: Là thành viên cốt lõi của dự án, một kiến trúc sư phần mềm blockchain và đồng sáng lập Tendermint, từng làm việc tại Silicon Valley với các công ty như Alexa và Yelp.

Claire Hough | Team Member: Bà cũng đang đảm nhận vị trí CTO của Lyte, từng là Phó Chủ tịch Kỹ thuật tại Apollo GraphQL và cố vấn tại Udemy. Bà cũng đã giữ các vị trí điều hành tại các công ty như Citrus Lane, NexTag, Napster và Netscape.

Đội ngũ phát triển
Đội ngũ phát triển

3. Nhà đầu tư

Tổng số tiền Cosmos gọi vốn thành công qua các vòng từ quỹ đầu tư và ICO lên đến 26,63 triệu USD. Tại vòng Series A được dẫn đầu bởi quỹ Paradigm cùng với sự tham gia của Bain Capital Crypto và 1confirmation.

Các vòng huy động vốn của Cosmos
Các vòng huy động vốn của Cosmos (Nguồn: Cryptorank)

Với 26,63 triệu USD huy động được, Cosmos đã ghi dấu ấn là một trong những dự án có vốn lớn ở giai đoạn đầu của ngành blockchain. Các nhà đầu tư và người tham gia ICO đã thu được lợi nhuận đáng kể khi giá ATOM đạt đỉnh cao nhất là 44,72 USD.

4. Sản phẩm của Cosmos

4.1 Hệ sinh thái

Năm 2021, hệ sinh thái Cosmos đã khẳng định sức ảnh hưởng mạnh mẽ khi trở thành nền tảng cho nhiều blockchain Layer 1 nổi bật, bao gồm BNB Chain, Terra, Injective, và Cronos của sàn giao dịch Crypto.com.

Đến nay, Cosmos đã mở rộng lên hàng trăm dự án, khẳng định vị thế là Layer 0 thành công nhất. Các Layer 1 cũ vẫn hoạt động tích cực, trong khi nhiều dự án mới đáng chú ý cũng chọn xây dựng trên nền tảng Cosmos, điển hình như:

  • Sei: Sei là blockchain áp dụng mô hình Parallel EVM đầu tiên. Là Layer-1 được tạo ra để dành riêng cho lĩnh vực DeFi. Sei được cộng đồng chú ý nhờ tuyên bố nổi tiếng là blockchain nhanh nhất thế giới, một giao dịch có thể hoàn thành sau 400 mili giây.
  • Berachain: Berachain là blockchain Layer 1 tương thích hoàn toàn với EVM. Điểm đặc biệt của dự án là cơ chế đồng thuận hoàn toàn mới là PoL, từ khi được công bố đã thu hút được sự quan tâm lớn của cộng đồng. Dự án đã huy động thành công 142 triệu USD từ các quỹ hàng đầu.
  • Initia: Là một dự án khá đặc biệt khi xây dựng Layer 1 là Initia và Layer 2 sử dụng Optimistic Rollup. Để dễ hình dung, Initia hướng đến tạo ra một bản sao của Ethereum với khả năng mở rộng cao, tốc độ giao dịch nhanh.
  • Celestia: Là một modular blockchain, chia sẻ tác vụ để tối ưu hiệu suất và tăng khả năng mở rộng, cung cấp DA thông lượng cao, dễ xác minh. Nhờ modular, bất kỳ ai cũng có thể khởi chạy blockchain riêng mà không cần trình xác thực.
Hệ sinh thái Cosmos 2021 và 2024
Hệ sinh thái Cosmos 2021 và 2024

Tất cả các dự án này sẽ có một tên gọi chung trong hệ sinh thái là Zone, đều được xây dựng dựa trên Cosmos SDK và kết nối với Hub để thuận lợi trong việc giao tiếp với các dự án khác. Ngoài ra, các Zone có thể tương tác trực tiếp với nhau thông qua IBC mà không cần Hub làm trung gian.

4.2 Hub và Zone

Như đã đề cập, các blockchain riêng lẻ trong hệ sinh thái Cosmos, được gọi là “Zone,” sẽ kết nối với một “Hub.” Hub này được thiết kế để quản lý và liên kết các dự án lại với nhau, giúp việc trao đổi và truyền tải thông tin giữa các mạng trở nên thuận lợi và hiệu quả hơn.

Hub và Zone
Hub và Zone

Tính tới thời điểm viết bài, mạng lưới Cosmos hiện chỉ có một Hub duy nhất là Cosmos Hub. Đây cũng là blockchain PoS đầu tiên hoạt động trên mạng lưới do chính đội ngũ Cosmos đứng ra phát triển. Tuy là một blockchain nhưng Cosmos Hub không hỗ trợ smart contracts. Trong tương lai, khi mạng lưới mở rộng thì có khả năng sẽ có thêm Hub mới.

4.3 Cosmos SDK

Cosmos SDK là bộ công cụ tối ưu cho phép nhà phát triển dễ dàng xây dựng blockchain Layer 1 mà không cần khởi đầu từ các lớp cơ bản. Thay vì mã hóa từ đầu, nhà phát triển chỉ cần tập trung vào việc tạo ra lớp ứng dụng, giúp rút ngắn thời gian phát triển.

Với mục tiêu hỗ trợ xây dựng blockchain tùy chỉnh, Cosmos SDK được đánh giá là một trong những công cụ tiên tiến nhất hiện nay trong lĩnh vực phát triển blockchain.

4.4 IBC

IBC hay Internet Blockchain Communication Protocol được hiểu đơn giản là cấu giữa các Layer 1 với nhau. Khi một blockchain được hình thành, nó sẽ được bắc cầu nối với Cosmos Hub (Hub), nếu muốn kết nối với blockchain khác trong hệ sinh thái thì sẽ bắc một IBC khác.

Mô hình hoạt động của IBC 
Mô hình hoạt động của IBC 

Ví dụ: Chain A muốn chuyển tài sản cho Chain B, lúc này sẽ có các trường hợp sau:

  • TH1: Chain A bắc cầu IBC trực tiếp qua Chain B để chuyển tài sản.
  • TH2: Chain A không bắc cầu IBC trực tiếp qua Chain B thì phải chuyển tài sản qua Cosmos Hub rồi sau đó sẽ chuyển qua Chain B. TH2 sẽ mất thời gian và chi phí hơn TH1.

Tuy nhiên, các blockchain không bắt buộc phải dùng IBC để chuyển tài sản; họ vẫn có thể sử dụng bên thứ ba. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và bảo mật, Cosmos khuyến nghị sử dụng cầu nối gốc. Đặc biệt, IBC đã chứng minh được độ tin cậy của mình khi chưa ghi nhận bất kỳ vụ tấn công nào kể từ khi ra mắt.

5. Tokenomics

5.1 Thông tin Token

Tên TokenATOM
BlockchainCosmos
ContractERC-20: 0x8D983cb9388EaC77af0474fA441C4815500Cb7BB
BEP-20: 0x0eb3a705fc54725037cc9e008bdede697f62f335
Cosmos: IBC/27394FB092D2ECCD56123C74F36E4C1F926001CEADA9CA97EA622B25F41E5EB2
Chuẩn TokenERC-20, BEP-20, Cosmos
MảngBlockchain Platform
Tổng cung390.930.035

5.2 Token Allocation

  • All in Bits, Inc. | 6,54%: Tổ chức đứng sau hỗ trợ và phát triển Cosmos
  • Seed | 39,37%: Phân bổ cho các nhà đầu tư tại vòng Seed
  • Block Rewards | 3,31%: Dùng để trả thưởng cho các validator vận hành mạng lưới
  • Tendermint Team | 6,53%: Phân bổ cho các thành viên cốt lõi.
  • Public Fundraise | 44,25%: Dành cho các đợt bán công khai.
Lịch unlock ATOM
Lịch unlock ATOM

Tính tới 12/8/2023, tất cả ATOM đã được mở khoá hết hoàn toàn.

Tại Cosmos 2.0 sẽ có những thay đổi đáng chú ý liên quan đến tokenomics. Có thêm cơ chế đốt giống như các blockchain khác để giảm cung thì thay vào đó, đội ngũ Cosmos giới thiệu một cơ chế in ra ATOM mới nhằm cân bằng việc thúc đẩy các hợp tác xuyên chuỗi với việc đảm bảo an ninh cho hệ thống.

bieu do lam phat cua ATOM
Mô hình lạm phát trong Cosmos 2.0

Chính sách tiền tệ mới này sẽ có hai giai đoạn:

  • Giai đoạn chuyển đổi: Trong 9 tháng đầu của giai đoạn này, số lượng ATOM được in ra sẽ tăng liên tục (10 triệu ATOM mỗi tháng) để bơm vốn cho ngân quỹ mới của Cosmos Hub, sau đó sẽ giảm dần trong 27 tháng tiếp theo
  • Giai đoạn bền vững: Sau khi kết thúc 27 tháng thì sẽ chuyển qua giai đoạn bền vững, sẽ có 300,000 ATOM được in ra mỗi tháng.

*Lưu ý: Cosmos 2.0 chỉ đang giai đoạn đề xuất chưa chính thức được thông qua,

5.3 Token Use Case

ATOM là native token của Cosmos Hub, có 3 chức năng chính sau:

  • Làm phí giao dịch: Dùng để thanh toán các giao dịch trên mạng lưới.
  • Quyền quản trị: Những người nắm giữ ATOM có quyền tham gia biểu quyết các hoạt động của Cosmos Hub.
  • Staking: Người dùng có thể stake ATOM vào mạng lưới để vận hành validator.

6. Roadmap

Lộ trình của Cosmos Hub sẽ được các thành viên trong nhóm AEZ là Informal và Hypha đứng ra đề xuất và phát triển. Lộ trình trong 2024 sẽ tập trung vào những ý chính sau:

  • Phát triển Atomic IBC để mang lại hoạt động chi phí thấp hơn và khả năng kết hợp chặt chẽ cho các chuỗi tiêu dùng Cosmos Hub.
  • Tiếp tục hoàn thiện Replicated Security để làm cho giao thức mạnh mẽ hơn và chi phí vận hành thấp hơn.
  • Tiếp tục bảo trì Cosmos Hub, phát hành phiên bản mới, làm việc với các đội ngũ để phát hành các tính năng mới, v.v.
  • Tạo ra các quy trình và phần mềm để đảm bảo các bản phát hành của Cosmos Hub và chuỗi tiêu dùng được kiểm tra và đáng tin cậy bằng cách sử dụng các mô phỏng và nhiều loại testnet khác nhau.
  • Giúp phát triển và triển khai định tuyến IBC để cho phép các chuỗi Cosmos định tuyến các gói IBC một cách minh bạch qua Hub nhằm giảm chi phí IBC trong toàn bộ hệ sinh thái.

Các bạn có thể đọc thêm chi tiết roadmap của Cosmos Hub tại đây.

7. Tiềm năng và thách thức của Cosmos là gì?

Tiềm năng

  • Vị thế dẫn đầu: Cosmos là dự án dẫn đầu Layer 0, vượt trội so với Polkadot và Avalanche. Dù ra mắt lâu, nền tảng của Cosmos vẫn được nhiều Layer 1 tận dụng, khẳng định vị thế vững chắc trong cộng đồng và giới phát triển.

Thách thức

  • Đối thủ cạnh tranh: Hiện nay, nhiều dự án đang có xu hướng chuyển sang các hệ sinh thái sôi động hơn như Ethereum, điển hình là việc xây dựng Layer 2 và RollApp (blockchain với mục đích chuyên biệt, như Zora dành riêng cho NFT, Plume Network tập trung vào RWA…). Xu hướng này khiến Cosmos dần mất sức hút nếu không đưa ra các giải pháp cạnh tranh hiệu quả.
  • Giảm động lực nắm giữ ATOM: Như đã đề cập ở trên, trong Cosmos 2.0 sẽ tăng mức độ lạm phát của ATOM. Điều này sẽ làm cho giá của ATOM về mặt dài hạn sẽ bị pha loãng.

8. Kênh thông tin của Cosmos

Twitter

Discord

9. Tổng kết

Cosmos là một trong những dự án blockchain lâu đời, với những đóng góp đáng kể vào sự phát triển của thị trường và là nền tảng cho nhiều blockchain hàng đầu hiện nay. Hy vọng bài viết từ 5Money đã cung cấp cho bạn thông tin hữu ích về Cosmos, hỗ trợ bạn đưa ra các quyết định đầu tư sáng suốt.