1. Crypto là gì ?
Cryptocurrency (viết tắt là Crypto) hay còn gọi là tiền mã hóa, là một tài sản phi vật lý, tức là bạn sẽ không cầm hay sờ được mà chỉ nhìn thấy qua con số được thể hiện trên màn hình máy tính và điện thoại. Crypto có mối quan hệ chặt chẽ với blockchain. Nếu ví blockchain như một đoàn tàu hỏa thì crypto chính là nhiên liệu để đoàn tàu có thể hoạt động.
Cụ thể, crypto được sử dụng để trả thưởng cho những người vận hành blockchain. Mạng lưới Blockchain không do một tổ chức hoặc một cá nhân nào vận hành, mà do hàng trăm đến hàng nghìn người trên khắp thế giới. Những thiết bị của họ làm nhiệm vụ xác thực giao dịch, giúp cho blockchain hoạt động. Và họ được trả thưởng bằng đồng coin của blockchain đó, giống như tiền lương cho công sức mà họ đã bỏ ra vậy.
Nếu không có crypto thì tương lai blockchain chỉ có 2 khả năng :
- Không có những người vận hành mạng lưới, Blockchain không thể hoạt động, giao dịch không được xác nhận và thực hiện.
- Một tổ chức đứng ra để vận hành mạng lưới, đây là một dạng Private Blockchain chỉ được dùng cho các công ty hoặc chính phủ. Và quyền kiểm soát sẽ nằm trong tay tổ chức đó, blockchain sẽ mất đi tính phi tập trung – điều khiến cho công nghệ này trở nên đặc biệt nhất.
Vì thế nên Blockchain có mối quan hệ chặt chẽ và không thể thiếu với crypto. Blockchain cần có Crypto để hoạt động và Crypto phải có blockchain thì mới có giá trị. Khi công nghệ blockchain được sử dụng rộng rãi thì cả thị trường crypto cũng sẽ phát triển lớn mạnh.
2. Đặc tính Crypto là gì ?
Crypto hình thành trên nền tảng blockchain và mang đầy đủ các đặc tính của Blockchain như:
- Phi tập trung: Đây là đặc điểm quan trọng nhất của mạng lưới Blockchain, đó là không chịu sự chi phối của một cá nhân, tổ chức lớn, hay kể cả chính phủ. Nên tài sản hình thành trên blockchain như Crypto cũng có đặc tính tương tự. Tuy nhiên thực tế là không phải blockchain hoặc crypto nào cũng phi tập trung, có những dự án mà quyền lực chỉ tập trung vào một hoặc một vài tổ chức. Điều này mình sẽ viết chi tiết hơn ở một bài viết khác.
- Ẩn danh: Khác với các tài khoản ngân hàng, khi tạo sẽ cần xác minh danh tính. Với crypto bạn chỉ cần tạo ví cá nhân ( ví nóng để giao dịch, như Metamask) là có thể thực hiện mọi giao dịch mà không ai biết bạn là ai.
- Giao dịch trên toàn cầu: Ở thị trường crypto bạn có thể chuyển tài sản của mình đến một địa chỉ ví khác ở bất cứ đâu, thay vì phải dựa vào trung gian như Ngân hàng hoặc các tổ chức tài chính với chi phí rất cao.
3. Cách cập nhật thông tin về thị trường crypto
Để cập nhật giá cả thị trường, bạn truy cập Coinmarketcap sẽ có đầy đủ thông tin về tổng vốn hoá thị trường, giá Bitcoin và các Altcoin, chỉ số tham lam và sợ hãi. Ở thời điểm viết bài thì vốn hoá thị trường là 2620 tỷ USD. Các dự án được quan tâm nhất là Notcoin, Tate Stop và Taiko. Chỉ số sợ hãi và tham lam là 65.
Để cập nhật các tin tức thị trường nhanh và chính xác nhất, kèm theo giải thích đơn giản dễ hiểu, bạn tham gia kênh tin tức của 5 Phút Crypto nhé
4. Phân biệt tiền mã hóa (cryptocurrency) với Tiền ảo (virtal)
Crypto (tiền mã hóa) khác hoàn toàn với tiền ảo. Rất nhiều trang thông tin nhầm lẫn 2 khái niệm này.
Tiền ảo hiểu đơn giản là tiền được phát hành để sử dụng trong các ứng dụng như game, sàn thương mại điện tử, mạng xã hội … giá trị quy đổi do nhà phát hành tự định đoạt. Tiền ảo không ứng dụng công nghệ blockchain nên không thừa hưởng tính phi tập trung, ẩn danh hay bảo mật.
Tiền mã hóa như đã giải thích ở trên, đóng vai trò quan trọng để vận hành mạng lưới blockchain và thừa hưởng tính phi tập trung, ẩn danh và bảo mật. Các đồng tiền mã hóa hàng đầu như BTC, ETH, ADA không chỉ có quy mô giao dịch ở một tập đoàn hay một quốc gia mà có thể giao dịch trên toàn cầu.
5. Phân loại crypto :
Có 2 cách chính mà các nhà đầu tư thường dùng để phân loại crypto.
Cách 1 : Coin và Token :
- Coin hay còn gọi là native token: Là crypto của một blockchain, ví dụ như Bitcoin, ETH, SOL, BNB… Những native token này được sử dụng để trả phí và quản trị cho các giao dịch trên blockchain của chính nó.
- Token: Là tài sản “ký sinh” trên blockchain có sẵn, kế thừa mọi đặc tính của blockchain gốc. Điển hình nhất là token của các Dapp được xây dựng trên các hệ sinh thái, như Cake trên BNB Chain, UNI trên Ethereum, GMT trên Solana, Minswap trên Cardano …
Cách 2 : Bitcoin và Altcoin (Những đồng coin không phải là bitcoin )
- Bitcoin là đồng tiền mã hóa đầu tiên do Satoshi Nakamoto tạo ra. Ở thời điểm viết bài thì Bitcoin là đồng coin lớn nhất và được nhiều các tổ chức lớn cũng như nhà đầu tư tin tưởng.
- Altcoin là viết tắt của “alternative coin”, có nghĩa là “đồng tiền thay thế”. Các altcoin được phát triển sau Bitcoin và có các đặc điểm riêng biệt, ví dụ như Ethereum (ETH), Cardano (ADA), Binance Coin (BNB), và nhiều loại khác.
Trong đó, Altcoin còn có thể được chia thành phần khác nhau dựa trên đặc tính và mục đích sử dụng. Ví dụ stablecoin cũng là một loại altcoin trong thị trường crypto, phổ biến và được biết đến nhiều như các đồng Tether (USDT), Circle (USDC), Dai (DAI), Paxos Gold (PAXG),…
Altcoin thường được tạo ra để giải quyết các vấn đề hoặc cung cấp các tính năng mà Bitcoin không có như chi phí giao dịch rẻ, tốc độ nhanh, thực hiện được nhiều giao dịch cùng lúc …
6. Những rủi ro khi đầu tư crypto
Đầu tư vào tiền mã hóa (crypto) có thể mang lại lợi nhuận cao nhưng cũng kèm theo rủi ro lớn. Đây là một số điều bạn cần xem xét :
- Biến động giá cao: Giá của các đồng coin hoặc token có thể biến động mạnh trong thời gian ngắn, điều đó có thể mang lại lợi nhuận cao nhưng cũng làm tăng nguy cơ mất mát nếu bạn không sẵn sàng cho những biến động đó.
- Rủi ro bảo mật: Các sàn giao dịch có thể bị hacker tấn công, dẫn đến mất tiền. Việc bảo mật crypto cũng đòi hỏi phải thận trọng để tránh bị mất cắp.
- Thiếu pháp lý: Thị trường crypto gần như không được cơ quan chức năng bảo vệ. Khác hoàn toàn so với thị trường tài chính truyền thống, có thể tạo điều kiện cho các hoạt động gian lận và lừa đảo.
- Biến động thị trường: Thị trường crypto nhạy cảm với nhiều yếu tố, từ phát triển công nghệ đến thay đổi trong chính sách pháp luật của các quốc gia, thậm chí chỉ cần 1 bài đăng của người nổi tiếng cũng có thể gây ra biến động lớn.
Để giảm thiểu rủi ro khi đầu tư vào tiền mã hóa, bạn nên:
- Nghiên cứu kỹ lưỡng: Hiểu rõ về loại crypto bạn định đầu tư, cũng như công nghệ đằng sau nó. Đặc biệt là phân bổ nguồn vốn phù hợp khi bạn săn Hidden Gem. Chuẩn bị kiến thức là một phần không thể thiếu khi tham gia đầu tư crypto.
- Tăng cường bảo mật: Lưu trữ crypto của bạn trong ví có bảo mật cao, có thể tham khảo việc lưu trữ trong ví lạnh. Ngoài ra khi đăng ký giao dịch với các sàn tập trung, bạn cần nâng cao bảo mật và nên sử dụng phương pháp xác thực 2FA.
- Chỉ đầu tư số tiền bạn sẵn lòng mất: Do biến động giá cao, bạn không nên đầu tư số tiền có thể ảnh hưởng đến tài chính cá nhân nếu mất mát.
Nhớ rằng, giống như mọi hình thức đầu tư, không có gì là “an toàn” hoàn toàn. Việc đầu tư một cách thông minh và thận trọng sẽ giúp bạn giảm thiểu rủi ro và tăng cơ hội thành công.
Tổng kết : Vậy là qua bài viết này mong rằng bạn sẽ hiểu hơn về crypto là gì và mối quan hệ chặt chẽ của nó với công nghệ blockchain. Nếu bạn tin vào một tương lai mà công nghệ blockchain được sử dụng rộng rãi và phổ biến thì crypto sẽ là một mảnh ghép không thể thiếu trong đó.
Đọc thêm :