1. Embedded Wallet là gì?

Embedded Wallet (ví nhúng) là ví crypto tích hợp trực tiếp vào các ứng dụng hoặc nền tảng blockchain, mang lại trải nghiệm giao dịch liền mạch và tiện dụng cho người dùng. Khác với các loại ví truyền thống như Metamask hay Trust wallet, ví nhúng hoạt động như một phần của chính ứng dụng mà không cần phải tải về hay đăng nhập riêng lẻ

Ví Embedded Wallet
Ví Embedded Wallet

Ví Embedded Wallet phù hợp với người mới hoặc người dùng không chuyên vì nó đơn giản hóa trải nghiệm, thay vì phải lưu trữ hoặc nhớ những khái niệm phức tạp như “khóa riêng” (private key) hay “cụm từ khôi phục” (seed phrase). Người dùng chỉ cần đăng nhập bằng email hoặc tài khoản mạng xã hội, giúp họ dễ dàng tiếp cận Blockchain và Crypto một cách dễ dàng và thuận tiện.

Ví Embedded Wallet được tích hợp trên các dApps
Ví Embedded Wallet được tích hợp trên các dApps

2. Cách hoạt động của Embedded Wallet

Embedded Wallet đơn giản hóa các giao dịch bằng cách sử dụng meta-transactions. Trong đó, các bên thứ ba (relayers) sẽ thay thế người dùng thực hiện giao dịch Blockchain và thậm chí chi trả phí gas thay cho người dùng.

Bên cạnh đó, người dùng có thể khôi phục quyền truy cập một cách dễ dàng nhờ công nghệ tính toán đa bên (multi-party computation). Khóa riêng tư của ví sẽ được chia nhỏ và liên kết với các nguồn khôi phục như email hoặc thiết bị khác, giúp người dùng lấy lại ví nhanh chóng nếu mất quyền truy cập. 

Cách hoạt động của ví Embedded Wallet:

  • Khóa riêng tư (Private Key): Khi người dùng tạo ví, hệ thống sẽ tự động tạo ra một khóa riêng tư trên thiết bị của họ.
  • Tách khóa riêng tư (Key Sharding): Khóa riêng tư được chia nhỏ thành các phần (sharding) và liên kết với nhiều nguồn khác nhau như email, thiết bị khác, hoặc tài khoản mạng xã hội, giúp tăng tính an toàn và dễ dàng khôi phục.
  • Tích hợp vào dApps: Ví được tích hợp trực tiếp vào các ứng dụng phi tập trung (dApps), giúp người dùng không cần cài đặt hoặc sử dụng ứng dụng ví bên ngoài như MetaMask.
  • Giao dịch meta (Meta-Transactions): Người dùng chỉ cần thực hiện hành động đơn giản như nhấn nút “Gửi” hoặc “Mua”, các relayers (bên trung gian) sẽ thực hiện giao dịch Blockchain thay cho người dùng, bao gồm chi trả phí gas.
  • Quá trình khôi phục (Recovery Process): Nếu mất quyền truy cập, người dùng có thể khôi phục khóa riêng tư và truy cập lại ví thông qua các phương thức khôi phục như email hoặc thiết bị đã liên kết trước đó, không cần phải nhớ cụm từ khôi phục (seed phrase) phức tạp.

3. Hướng dẫn sử dụng ví Embedded Wallet

Hiện tại có rất ít các dApps tích hợp ví Embedded Wallet trên ứng dụng của họ, vì thế trong bài viết này 5Money chỉ hướng dẫn sử dụng ví Fortmatic (ví tích hợp) trên OpenSea.

Fortmatic là một ví Crypto tiện lợi, được tích hợp vào nhiều ứng dụng phi tập trung (dApps) như OpenSea, mang đến trải nghiệm liền mạch cho người dùng mà không cần cài đặt thêm phần mềm. Dưới đây là các bước chi tiết để sử dụng ví Fortmatic trên OpenSea:

Bước 1: Truy cập OpenSea và nhấp Connect Wallet. Chọn More Options, sau đó kéo xuống dưới để chọn Fortmatic.

Truy cập OpenSea và kết nối ví Fortmatic
Truy cập OpenSea và kết nối ví Fortmatic

Bước 2:  Đăng ký tài khoản bằng email và mật khẩu. Sau đó xác nhận email để hoàn tất đăng ký và đăng nhập để tự động kích hoạt ví.

Đăng ký tài khoản bằng email và mật khẩu
Đăng ký tài khoản bằng email và mật khẩu

Bước 3: Bạn có thể nạp tiền vào ví bằng Cryoto hoặc qua MoonPay bằng Visa Card để mua bán NFT trên OpenSea, Fortmatic hiện đang hỗ trợ các mạng như Ethereum, Arbitrum, Optimism,…

Giao diện ví Fortmatic
Giao diện ví Fortmatic

4. Ưu điểm và nhược điểm của ví Embedded Wallet

Ưu điểm

  • Đơn giản hóa trải nghiệm người dùng: Embedded Wallet được tích hợp ngay trên các dApps cho phép người dùng sử dụng một ví duy nhất thay vì nhiều loại khác nhau. Đồng thời người dùng có thể dễ dàng đăng nhập bằng email hoặc tài khoản mạng xã hội, giúp loại bỏ rào cản kỹ thuật. Nhờ đó, người mới có thể tiếp cận blockchain mà không cần hiểu các khái niệm phức tạp.
  • Quản lý khóa riêng tư: Thay vì phải ghi nhớ một đoạn mã dài và phức tạp. Đoạn mã này sẽ được chia nhỏ và lưu trữ ở nhiều nguồn khác nhau, (email, thiết bị, tài khoản mạng xã hội).

Nhược điểm

  • Rủi ro bảo mật từ dApps: Nếu dApp hoặc nền tảng bị tấn công, ví của bạn cũng có nguy cơ bị ảnh hưởng. Điều này tạo ra một lỗ hổng bảo mật tiềm ẩn, đặc biệt khi sử dụng các dApps kém an toàn hoặc không đáng tin cậy.
  • Hạn chế tính năng nâng cao: Do được thiết kế nhằm đơn giản hóa trải nghiệm người dùng, cho nên sẽ bị giới hạn ở một số tính năng như staking, giao dịch đa chuỗi,…Buộc người dùng phải hy sinh sự linh hoạt để đổi lấy sự tiện lợi.
  • Phụ thuộc vào bên thứ ba: Một số chức năng như giao dịch không phí gas (gasless transactions) phải dựa vào relayers hoặc các dịch vụ trung gian, điều này có thể dẫn đến rủi ro nếu bên thứ ba không hoạt động đúng cách hoặc dừng hỗ trợ.
  • Rủi ro về khóa riêng tư: Người dùng phải đặt niềm tin vào cơ chế bảo mật của nền tảng ví hoặc dApp, thay vì tự kiểm soát hoàn toàn khóa riêng tư như các ví Web3 khác.
  • Ít dApps hỗ trợ: Hiện tại, số lượng dApps hỗ trợ Embedded Wallet vẫn còn hạn chế, khiến việc sử dụng các loại ví này trở nên bất tiện. Người dùng khó có thể chuyển tài sản giữa các dApps nếu những ứng dụng đó không tích hợp sẵn Embedded Wallet

Dù Embedded Wallet mang lại trải nghiệm đơn giản và dễ tiếp cận, nhưng nó cũng có những hạn chế, như sự phụ thuộc vào bên thứ ba và việc thiếu tính năng nâng cao. Điều này có thể gây ra sự bất tiện cho những người dùng có nhu cầu giao dịch phức tạp. Vì vậy, khi lựa chọn sử dụng ví tích hợp, người dùng cần lưu ý các yếu tố bảo mật và sự hỗ trợ từ các ứng dụng hoặc nền tảng để tránh rủi ro tiềm ẩn.

5. Kết luận

Bằng cách xóa bỏ những rào cản kỹ thuật phức tạp, Embedded Wallet cho phép người dùng phổ thông, đặc biệt là người mới chưa từng tiếp xúc với Crypto và Blockchain dễ dàng thực hiện các hoạt động trong DeFi một cách thuận tiện và trực quan hơn.

Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn Embedded Wallet là gì cũng như ưu và nhược điểm của chúng một cách đơn giản và dễ hiểu nhất!