1. Fluid là gì?
Fluid là nền tảng Lending & Borrowing trên Ethereum, ra mắt chính thức đầu năm 2024. Dự án do đội ngũ Instadapp phát triển trong 1,5 năm, kết hợp ưu điểm từ các nền tảng DeFi lớn như Uniswap (tính thanh khoản), Aave (lãi suất) và MakerDAO (nay là Sky) để tạo ra giao thức an toàn và hiệu quả.
Một số điểm nổi bật của Fluid:
- Tỷ lệ LTV lên tới 95%.
- Lãi suất cạnh tranh, hấp dẫn cho cả người gửi tiền và người đi vay.
- Phí phạt khi bị thanh lý chỉ 0,1%.
Mặc dù ra mắt sau nhưng hiện tại trong mảng Lending, Fluid đứng thứ 9 về TVL với 706,54 triệu USD chỉ trong 9 tháng ra mắt. Đáng chú ý, dự án còn tăng trưởng mạnh về phí giao dịch và doanh thu trong những tháng cuối năm 2024.
*LTV – Loan to value: tỷ lệ có thể vay dựa trên tài sản thế chấp. Ví dụ LTV là 80%, bạn gửi 100 USD thì bạn có thể vay tối đa 80 USD.

2. Đội ngũ dự án
Đứng sau Fluid là đội ngũ phát triển của Instadapp – nền tảng quản lý tài sản, ra mắt vào 2019. Các thành viên chủ chốt bao gồm:
Sowmay Jain | Co-Founder & CEO: Không có nhiều thông tin về Sowmay Jain. Trước đây, ông là nhà sáng lập dự án InstaDApp – nền tảng ‘All-in-one DeFi’, với những gì đã đóng góp, ông đã được đề cử vào Forbes 30 under 30 Asia và India vào năm 2022.
Samyak Jain | Co-Founder & CTO: Không có nhiều thông tin về Samyak Jain. Ông từng có thời gian thực tập tại một giao thức quản lý tài sản trên Ethereum – Moatfund trước khi cùng anh trai Sowmay Jain phát triển InstaDApp tới thời điểm hiện tại.

3. Nhà đầu tư
24,5 triệu USD là tổng số tiền Instadapp gây quỹ được qua ba vòng gọi vốn. Đây là con số tương đối lớn với dự án DeFi thời điểm 2019 – 2021. Ngoài ra, các nhà đầu tư có sự góp mặt những cái tên nổi bật như Coinbase Ventures, Pantera Capital, Andre Cronje hay Balaji Srinivasan.
Chi tiết các vòng gọi vốn:
- Vòng Private huy động được 12,1 triệu USD.
- 01/10/2019: Vòng Seed, huy động được 2,4 triệu USD với sự tham gia của Coinbase Ventures, Pantera Capital, Robot Ventures và IDEO CoLab Ventures. Các nhà đầu tư thiên thần bao gồm Balaji Srinivasan, Naval Ravikant và Loi Luu.
- 11/06/2021: Huy động được 10 triệu USD dẫn đầu bởi Standard Crypto cùng với sự tham gia của Andre Cronje – ‘Bố già DeFi’.

3. Sản phẩm của Fluid là gì?
Lending
Đây là sản phẩm chính của Fluid, tương tự như các nền tảng Lending khác. Cho phép người dùng gửi tiền để nhận lãi suất, đồng thời hỗ trợ người vay sử dụng tài sản thế chấp để tiếp cận các nguồn vốn khác.
Các khoản tiền của người gửi sẽ được chuyển vào Liquidity Layer, từ đây các dự án khác có thể tiếp cận được nguồn thanh khoản nhàn rỗi để tạo ra nhu cầu khác trên thị trường.

Liquidity Layer
Liquidity Layer là lớp thanh khoản chung, nơi người dùng gửi tiền vào Fluid và dự án sẽ dùng số tài sản này để tạo thanh khoản cho các giao thức khác. Nó cho phép các dự án mới sử dụng thanh khoản này để gửi, rút, vay, hoặc trả nợ. Thay vì mất hàng tháng để thu hút thanh khoản như các giao thức mới, Liquidity Layer cung cấp sẵn nguồn vốn ngay lập tức.

Fluid DEX
Fluid DEX là sản phẩm mới nhất của Fluid, được xây dựng trên Liquidity Layer của chính dự án và giới thiệu hai tính năng mới là Smart Debt (Nợ Thông minh) và Smart Collateral (Tài sản Thế chấp Thông minh). Cho phép người dùng sử dụng nợ và tài sản thế chấp của mình như một nguồn thanh khoản để giao dịch.

Smart Collateral
Smart Collateral cho phép người dùng tối ưu hóa tài sản thế chấp bằng cách vừa vay mượn vừa kiếm lợi nhuận từ tài sản đó.
Ví dụ: Người dùng sở hữu 10 ETH và gửi vào Fluid làm tài sản thế chấp. Dựa trên giá trị của ETH, Fluid cho phép người dùng vay stablecoin như USDC hoặc USDT để sử dụng theo nhu cầu. Đồng thời, Fluid tận dụng số ETH thế chấp này để cung cấp thanh khoản cho các sàn DEX như Uniswap, giúp người dùng kiếm thêm lợi nhuận từ phí giao dịch và phần thưởng thanh khoản.
Tóm lại, với Smart Collateral, người dùng có thể:
- Vay các tài sản khác dựa trên tài sản thế chấp.
- Kiếm lợi nhuận từ việc cung cấp thanh khoản trên DEX.
Smart Debt (Vòng lặp)
Smart Debt giúp người dùng có tối ưu nguồn vốn và lợi nhuận. Khi gửi tài sản thế chấp, người dùng có thể vay một phần giá trị của tài sản đó (thường với tỷ lệ LTV, ví dụ 95%). Khoản vay này không chỉ là một khoản nợ đơn thuần mà được sử dụng vào hệ thống để tiếp tục vay ra một khoản tiền và cứ tiếp tục vòng lặp cho đến khi đạt đến nhu cầu.
Ví dụ:
- Bạn nạp 100 USDT/USDC làm tài sản thế chấp. Ví dụ lãi suất 5%.
- Bạn vay 95 USDC. Ví dụ lãi vay 3%.
- Bạn sử dụng 95 USDC để thêm vào pool USDT/USDC, nhận thêm phần thưởng (phí giao dịch hoặc token thưởng).
- Sau đó, bạn có thể vay thêm dựa trên giá trị mới của pool, tạo ra hiệu ứng đòn bẩy.
Với cách này, mục tiêu không phải là vay USDT từ USDT, mà là sử dụng cơ chế Smart Debt để khuếch đại giá trị tài sản của bạn trong hệ sinh thái Fluid.
5. Tokenomics
*Lưu ý: Token INST (Instadapp) được chuyển thành FLUID theo tỷ lệ 1:1. Thông báo của dự án tại đây.
5.1 Thông tin Token
Tên token | Fluid |
Ký hiệu | FLUID |
Blockchain | Ethereum |
Contract | 0x6f40d4a6237c257fff2db00fa0510deeecd303eb |
Chuẩn Token | ERC-20 |
Mảng | DeFi |
Tổng cung hiện tại | 39.436.803 |
Tổng cung tối đa | 100.000.000 |
Sàn giao dịch | Bybit, MEXC, CoinW. |
5.2 Token Allocation
- Community | 55%: Phân bổ dành cho cộng đồng, bao gồm các mục đích sử dụng như Airdrop, làm phần thưởng khuyến khích.
- Team | 23,79%: Dành cho đội ngũ phát triển. Mở dần trong 4 năm.
- Investor | 12,07%: Dành cho nhà đầu tư. Mở dần trong 4 năm.
- Team Future | 7,85%: Dành cho đội ngũ phát triển trong tương lai. Mở dần trong 4 năm.
- Advisor | 1,27%: Phân bổ cho các Cố vấn và các bên liên quan hỗ trợ dự án phát triển giai đoạn đầu. Mở dần trong 4 năm.
Khoảng 45% token FLUID thuộc về đội ngũ và nhà đầu tư, đây là con số tương đối lớn, nhà đầu tư và cộng đồng vẫn cần theo dõi cân nhắc kỹ khi tham gia đầu tư FLUID, đặc biệt khi phân bổ của đội ngũ và nhà đầu tư đã bắt đầu giai đoạn mở khoá.
Đáng chú ý hơn là giá của FLUID vừa trải qua đợt tăng giá mạnh, x8 so trong ba tháng gần nhất. Các nhà đầu tư đã có lãi và có thể xả hàng bất cứ khi nào.

5.3 Token Unlock
*Chưa có thông tin lịch mở khoá. 5 Phút Crypto sẽ cập nhật khi có thông tin mới nhất.
5.4 Token Use Case
Token FLUID có hai tiện ích chính là:
- Quản trị: Người nắm giữ token có thể tham gia biểu quyết các hoạt động của dự án.
- Phần thưởng khuyến khích: Được dùng để làm phần thưởng khuyến khích cho người dùng sử dụng sản phẩm.
6. Roadmap
Fluid chưa công bố lộ trình phát triển dự án. 5 Phút Crypto sẽ cập nhật khi có thông tin chính thức.
7. Tiềm năng và thách thức của Fluid là gì?
Tiềm năng
- Cơ chế độc đáo: Là dự án đầu tiên tạo cơ chế Smart Collateral và Smart Debt, áp dụng cực kỳ thành công khi chỉ trong chưa đầy một năm ra mắt, đã thu hút hơn 700 triệu USD TVL. Dự án tham vọng có thể đạt tới 10 tỷ USD TVL trong 2025.
- Đội ngũ dự án có chuyên môn cao: Đứng sau Fluid là đội ngũ phát triển Instadapp, là một trong những dự án DeFi từng nổi bật nhất giai đoạn 2019 – 2022 với TVL dự án hơn 13 tỷ USD.
- Hoạt động ổn định: Fluid đứng TOP 4 dựa trên khối lượng giao dịch hàng tuần, xếp trên cả các dự án lâu đời như Balancer, Maverick hay PancakeSwap dù chỉ mới ra mắt.
Thách thức
- Đối thủ cạnh tranh: Lending là mảng lớn thứ hai thị trường theo TVL và số lượng dự án phát triển chỉ sau DEX. Việc xây dựng trên Ethereum và Base mang lại sự cạnh tranh lớn với Fluid khi có rất nhiều dự án lớn như Aave, Compound, Spark của Maker và các dự án khác.
- Rủi ro từ Smart Contract: Do Fluid lấy giá từ Oracle và DEX để thực hiện các quyết định thanh lý. Sự phụ thuộc này có thể tạo ra rủi ro nếu Oracle bị sai lệch hoặc DEX bị tấn công.
8. Kênh thông tin của Fluid
9. Tổng kết
Fluid tuy chỉ mới ra mắt, nhưng đã nhanh chóng khẳng định vị thế của mình thông qua những sản phẩm mang tính đột phá. Với đội ngũ sáng lập là Instadapp, từng đưa dự án đạt TVL lên đến 13 tỷ USD, không khó để hình dung Fluid có tiềm năng tái lập điều này tương tự.
Hy vọng qua bài viết này, 5 Phút Crypto đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về dự án Fluid để có quyết định đầu tư đúng đắn nhất.