1. Sự trỗi dậy của các dự án không có VC

Giai đoạn từ tháng 9/2024 đến tháng 3/2025, thị trường Crypto chứng kiến sự tăng trưởng mạnh của nhóm coin Memecoin và AI Agent. Các đồng coin thuộc xu hướng này gần như thu hút toàn bộ sự chú ý từ nhà đầu tư. Đáng chú ý là phần lớn các coin này đều được ra mắt mà không có vốn đầu tư từ VC (quỹ đầu tư mạo hiểm).

Những dự án không có VC điển hình gần đây phải kể đến Jupiter và Hyperliquid. Cả hai dự án đều đã airdrop rất lớn cho người dùng dù không nhận vốn VC. Trong tương lai gần, pump.fun có thể sẽ là cái tên tiếp theo gia nhập danh sách này.

Thực tế cho thấy giai đoạn vừa qua, các dự án được VC rót vốn như Layer 1, Layer 2 hay Restaking lại có hiệu suất tăng trưởng yếu hơn rõ rệt so với nhóm coin không có VC. Sự kiện này đặt ra câu hỏi lớn về vai trò của các VC truyền thống trong thị trường hiện nay.

Hyperliquid airdrop khung cho nguoi dung
Hyperliquid từng airdrop khủng cho người dùng

Vậy liệu sự hiện diện của VC – trước đây luôn được coi là “bảo chứng” cho chất lượng dự án, có còn quan trọng? Hay nó đang dần trở nên “thừa thãi” trong một thị trường ngày càng bị chi phối bởi cộng đồng và xu hướng phi tập trung?

OKX banner ngang 60K usdt bonus

2. Vai trò thật sự của VC trong thị trường Crypto là gì?

VC (Venture Capital – quỹ đầu tư mạo hiểm) là các tổ chức chuyên rót vốn vào các dự án mới, đặc biệt là ở giai đoạn đầu khi sản phẩm còn chưa hoàn thiện hoặc thậm chí chỉ mới dừng ở mức ý tưởng. Đổi lại, họ nhận về cổ phần hoặc allocation token, với kỳ vọng dự án sẽ tăng trưởng mạnh trong tương lai để mang lại lợi nhuận lớn.

Trong thị trường Crypto, VC thường đầu tư vào các dự án ở giai đoạn trước khi ra mắt token. Ngoài việc cung cấp vốn, họ còn đóng vai trò hỗ trợ chiến lược, mở rộng mối quan hệ, tuyển dụng nhân sự, xây dựng sản phẩm và đôi khi còn giúp dự án thiết lập niềm tin với nhà đầu tư cá nhân.

Trước đây, nếu một dự án có VC lớn đứng sau như a16z, Paradigm…, mọi người thường nghĩ ngay: “Ồ, dự án này chắc chắn tiềm năng!”. Tuy nhiên, hiện tại cộng đồng đã không còn quá mặn mà với điều đó nữa.

Người dùng trở nên dè dặn hơn, ngay cả với những cái tên cực kì nổi trước đây như a16z, Paradigm, Pantera… Tâm lý chung cho rằng, đây sẽ là một cái “bẫy mới” và họ có cách tiếp cận dự án thận trọng hơn. Thậm chí là cực kì “e dè” ngay ở trong khâu làm airdrop. 

Vậy liệu VC có đang làm tổn hại tới thị trường Crypto?

Hasseb – Managing Partner của quỹ hàng đầu thị trường Dragonfly Capital, đã có những chia sẻ về những hiểu lầm của cộng đồng về VC.

  • Sự khác biệt giữa coin VC và coin No VC: Mặc dù các token theo dạng “No VC” đang khá thành công nhưng Hasseb cho rằng những token đó khá là “rác” và đang bị thao túng quá đà. Nhìn vào các giao thức trụ cột của ngành như AAVE, Maker DAO, Uniswap, Ethereum, Solana, Coinlist… tất cả chúng đều có sự đồng hành của VC để có thể tồn tại qua nhiều chu kỳ và thành công như ngày hôm nay. 
  • Vai trò thẩm định của VC rất quan trọng: Khi nhìn vào một dự án, nhà đầu tư thường nhìn vào quỹ đầu tư để đánh giá mà ít nghiên cứu sâu về background, lịch sử của các Founder dự án, những bài đăng trên mạng xã hội của Founder… nhưng điều đó được các VC nghiên cứu rất kỹ lưỡng. Bản thân họ khi đầu tư vào một dự án, đặc biệt là các Startup trong Crypto, rủi ro là cực kì cao, vậy nên việc đánh giá kĩ giúp họ giảm thiểu rủi ro.
  • Các dự án cần VC để phát triển: Các dự án cần VC không chỉ trong khía cạnh tài chính mà còn là mối quan hệ với đối tác, định hướng, sự hỗ trợ trong bear market… Các dự án như Hyperliquid hay Jupiter là trường hợp cá biệt. Không phải Founder, Team nào cũng giàu và tài năng như 2 dự án trên khi không cần kêu gọi vốn từ VC. 
Hasseb - Managing Partner của Dragonfly Capital chia sẻ góc nhìn mới về VC
Hasseb – Managing Partner của Dragonfly Capital
  • Vấn đề của mô hình Fairlaunch: Fairlaunch là mô hình phát hành token công bằng, mọi người đều có cơ hội như nhau ngay từ đầu. Tuy nhiên, theo Hasseb, Fairlaunch khiến quyền quản trị dự án rơi vào tay những người không hiểu rõ về sản phẩm, mà chỉ quan tâm đến giá cả token, điều này dễ tạo ra các quyết định kém hiệu quả về lâu dài. Andre Cronje (Founder Yearn Finance) từng chỉ ra những điểm yếu trong Fairlaunch khiến dự án khó phát triển ổn định lâu dài.
Andre Cronje vạch ra điểm thiếu sót trong mô hình Fair-launch hiện nay
Andre Cronje vạch ra điểm thiếu sót trong mô hình Fair-launch
  • Rủi ro của VC khi đầu tư vào các dự án: Crypto là một thị trường biến động với biên độ lớn và mạnh. Khi xây một dự án, nó có thể tốn từ 3 đến 5 năm. Điểm mạnh của VC nằm ở khả năng đồng hành cùng dự án, kiên nhẫn và cũng giống như các nhà đầu tư thông thường, VC cũng chấp nhận những rủi ro trong khoảng thời gian dự án được xây dựng.
  • Không phải VC nào cũng giống nhau: Nhiều công ty tự nhận mình là VC, nhưng đôi khi những gì họ mang lại cho dự án chỉ dừng ở việc cung cấp tài chính, sau đó chờ nhận token để bán tháo. Điều này vô tình tạo ra cái nhìn không mấy thiện cảm đối với các VC. Tuy nhiên, vấn đề thực chất nằm ở những VC thiếu trách nhiệm, chứ không phải toàn bộ các VC nói chung.

3. Một số hiểu lầm trong xu hướng đầu tư của VC hiện nay

Cuộc tranh luận giữa Hasseb và Mike Dudas cũng cho chúng ta nhiều góc nhìn mới về VC cùng khẩu vị và quan điểm của họ khi rót tiền vào các dự án.

3.1 Góc nhìn của VC về đầu tư vào các Layer 1

Trong khi Mike cho rằng chúng ta đã quá dư thừa các dự án Layer 1 và nên tập trung vào các ứng dụng thì Hasseb lại có quan điểm trái ngược. Hasseb cho rằng:

  • Công nghệ Blockchain chưa đạt đến phiên bản tốt nhất, phiên bản mà sẵn sàng đưa hàng triệu người lên không gian Blockchain. Đó là lí do vì sao ông cũng như Dragonfly vẫn đang đầu tư các dự án cơ sở hạ tầng trong giai đoạn này để tìm kiếm một dự án thực sự đột phá.

=> Điều này cũng cho chúng ta thêm góc nhìn về cách mà một số VC tư duy về thị trường. Thực tế thị trường hiện tại không thiếu các dự án cơ sở hạ tầng, tuy nhiên, phần lớn chúng đều là việc copy ý tưởng, thậm chí là mặt công nghệ (Sử dụng các bộ công cụ như OP Stack, ZK Stack, Polygon CDK) cũng không khác nhau quá nhiều. 

Tham khảo thêm bài viết Dự đoán xu hướng Layer 1 và Layer 2 trong năm 2025 để có cái nhìn rõ hơn về các dự án cơ sở hạ tầng trong 2024 & 2025.

Góc nhìn của VC hiện nay về Layer 1
Góc nhìn của VC hiện nay về Layer 1

3.2 Góc nhìn của VC về Play to Earn

Hai chuyên gia cũng thảo luận về việc các quỹ đầu tư vào Play to Earn nhưng trend này hiện tại không quá thành công hay theo Hasseb là thảm họa.

  • Theo Hasseb, khi P2E hot thì việc đầu tư vào chúng không có gì sai cả. Nhưng khi nó đã kết thúc, việc các VC vẫn rót tiền vào chúng là một thất bại. Việc đưa tiền cho gamer để họ chơi game đi ngược lại với cách mà dòng vốn hoạt động, gamer đáng lý ra mới là đối tượng trả tiền để được chơi.
  • Một yếu tố nữa đó là các từ ngữ như nền kinh tế sở hữu (Nhấn mạnh việc sở hữu tài sản trong game nhờ Blockchain) là phi thực tế. Đặc biệt là xu hướng sở hữu đất ảo với Metaverse.   

Theo Hasseb, sau sự kiện của Play to Earn, chúng ta có tương đối nhiều bài học.

  • Cả Hasseb và Mike đều đồng thuận rằng nền kinh tế của bất kì hệ thống nào cần có sự hợp lý từ khâu bắt đầu (P2E là bất hợp lý).
  • Theo Mike, VC hoặc nhà phát triển game P2E hưởng lợi từ ngành này, nhưng khi mô hình P2E thất bại (Số tiền kiếm được ngày càng ít đi, người chơi thua lỗ), lúc này, các VC lại không chịu trách nhiệm. 
  • Mike đề xuất một mô hình GameFi bền vững hơn, nơi người chơi phải stake hoặc trả phí để tham gia và kiếm giá trị thực, dù ý tưởng này vẫn chưa được chứng minh thành công trong GameFi.

Đọc thêm: Liệu GameFi có trở lại? Cách chọn GameFi để Play to Airdrop

3.3 Góc nhìn của các VC về Memecoin và pump.fun

Một chủ đề rất hot nữa được Hasseb và Mike bàn luận đó là Memecoin. Cả Hasseb và Mike đều có những quan điểm tương đối khác nhau:

pump.fun

  • Haseeb cho rằng mọi người tham gia vào thị trường crypto chủ yếu vì tiền, và “trò chơi” hấp dẫn nhất để kiếm tiền chính là cờ bạc (gamble). “Trò chơi” mà pump.fun tạo ra cho phép người chơi kiếm lợi nhuận gấp hàng nghìn lần với thanh khoản cực thấp, đồng nghĩa rủi ro là bạn có thể mất trắng bất cứ lúc nào. 
  • Ngược lại, Mike nhìn nhận pump.fun đang có những bước tiến đáng chú ý, như việc ra mắt AMM DEX và cơ chế chia sẻ phí cho các nhà sáng tạo Memecoin. Nếu thành công, ông tin rằng pump.fun có thể trở thành một phiên bản TikTok với nhiều tính năng thú vị và hấp dẫn hơn.

Memecoin:

  • Mike xem Memecoin là một phát minh khá quan trọng, chỉ đứng sau Bitcoin. Ông nhận thấy Memecoin là một hình thức mới để thu hút sự chú ý, dù đôi khi chúng không mang lại giá trị thực sự. Đồng thời, Mike cũng chỉ ra rằng nhiều tài sản trên thế giới, như chứng khoán hay công nghệ, thường được giao dịch không đúng với giá trị nội tại. Thay vào đó, các yếu tố như sự chú ý, câu chuyện, cộng đồng và kỳ vọng về tương lai cũng góp phần khiến tài sản tăng giá, bên cạnh giá trị cốt lõi của dự án.
  • Trong khi đó, Haseeb lại cho rằng Memecoin đang gây tổn hại cho ngành công nghiệp tiền mã hóa. Ông tin rằng thị trường Memecoin đã đạt đỉnh và đang trên đà suy thoái, với phần lớn người chiến thắng chỉ là những người thân cận của các nhà phát triển (dev). 
  • Theo Haseeb, pump.fun đã tạo ra một “trò chơi Memecoin” rất thành công, nhưng memecoin từ pump.fun khác biệt rõ rệt so với các Memecoin lớn như DOGE, đại diện cho hai trường phái hoàn toàn khác nhau. Nếu như Memecoin của pump.fun được tạo mới mỗi ngày và không tồn tại được quá lâu thì nhưng meme lớn như DOGE, PEPE lại có thể sống sót qua nhiều chu kỳ, với cộng đồng cực kì đông đảo, thậm chí một số Memecoin đã trở thành biểu tượng của ngành.
  • Haseeb cũng nhận định rằng những người thích đầu cơ vào các dự án Memecoin mới ra mắt hàng ngày sẽ không biến mất hoàn toàn, mà chỉ giảm dần. Điều này tương tự như việc hiện nay vẫn có một số người vẫn tìm cơ hội từ việc mint NFT thông qua Whitelist của dự án, bất chấp xu hướng NFT đã thoái trào.

4. Tổng kết

Hy vọng qua bài viết, bạn đã có nhiều góc nhìn hơn về những ồn ào xung quanh các VC dạo gần đây. Qua cuộc tranh luận của Mike và Hasseb, mình cũng có thêm nhiều góc nhìn được tóm gọn như sau:

  • Mỗi quỹ đầu tư có khẩu vị, chiến lược và tầm nhìn riêng, điều này phản ánh trực tiếp vào các dự án họ chọn. Nếu tầm nhìn hoặc kế hoạch ban đầu sai lầm, chiến lược của quỹ có thể thất bại, dẫn đến hiệu suất thấp ở các dự án họ đầu tư (như GameFi, NFT…). Vì vậy, nếu bạn là nhà đầu tư phụ thuộc nhiều vào sự hiện diện của các quỹ, hãy kiểm tra xem khẩu vị của quỹ có phù hợp với dự đoán của bạn về thị trường không. Quỹ cũng có thể sai, và thực tế trong chu kỳ này, nhiều VC đã thua lỗ nặng.
  • Thực tế trên thị trường, hầu hết các VC chỉ quan tâm đến lợi nhuận ngắn hạn và sẵn sàng “úp bô” nhà đầu tư lẫn dự án thay vì đồng hành phát triển lâu dài. Về lâu dài, điều này làm giảm uy tín và khả năng cạnh tranh của chính các quỹ này, khiến họ khó có cơ hội tiếp cận những dự án chất lượng trong tương lai và dần bị đào thải khỏi thị trường. Ngược lại, các VC có chuyên môn, trách nhiệm và tầm nhìn xa sẽ xây dựng được danh tiếng vững chắc, từ đó đạt được thành công bền vững hơn.
  • Hasseb tiết lộ Dragonfly vẫn rót tiền vào hạ tầng vì chưa có Layer 1 nào xử lý được khối lượng người dùng lớn. Điều này làm mình hơi bất ngờ. Cứ nghĩ thị trường đang quá nhiều L1, L2 và cái đang thiếu là ứng dụng cho người dùng. Tuy nhiên, đây là một góc nhìn từ các quỹ đầu tư mạo hiểm mà những nhà đầu tư nhỏ lẻ như chúng ta thường khó nhận ra.