1. Hivemapper là gì?
Hivemapper, một trong những dự án DePIN đầu tiên trên thị trường, ra mắt từ năm 2015. Dự án sử dụng thiết bị dashcam để ghi lại dữ liệu hành trình, qua đó tạo nên bản đồ thế giới. Đổi lại, những người đóng góp sẽ nhận phần thưởng bằng token HONEY.
Tính đến hiện tại, dự án đã ghi lại hơn 348 triệu km vuông bản đồ toàn thế giới chỉ trong vòng hai năm, tăng trưởng gấp 5 lần so với Google View. Dự án cũng được quỹ a16z đề cập đến là một trong những dự án có tác động tích cực đến thế giới thực.
2. Đội ngũ dự án
Hivemapper được dẫn dắt bởi các thành viên nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực về địa lý, dữ liệu và 3D.
Ariel Seidman | Co-Founder & CEO: Ông từng là CEO và nhà sáng lập Gigwalk. Trước đó, ông giữ vị trí quản lý sản phẩm tại Yahoo và Siebel với kinh nghiệm sâu rộng trong lĩnh vực công nghệ.
Evan Moss | CTO: Ông sở hữu nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kỹ thuật phần mềm và công nghệ 3D. Trước đây, ông từng làm việc tại Scale AI – tổ chức chuyên cung cấp dữ liệu huấn luyện AI, với vai trò thu thập dữ liệu và sản phẩm 3D. Bên cạnh đó, ông cũng đảm nhận vị trí kỹ sư phần mềm cao cấp tại EarthX – ứng dụng bản đồ thế giới và các tổ chức khác.
3. Nhà đầu tư của Hivemapper là gì?
Hivemapper đã thu về tổng cộng 21 triệu USD qua hai vòng gọi vốn. Đặc biệt là tại vòng gọi vốn thứ hai vào năm 2022, dự án nhận được sự quan tâm đặc biệt từ các quỹ nổi bật như Multicoin Capital và Solana Ventures.
Ngoài ra, dự án còn nhận được sự ủng hộ từ Anatoly Yakovenko và Raj Gokal, hai nhà sáng lập Solana. Dù không trực tiếp đầu tư, họ đánh giá cao tiềm năng và tích cực quảng bá, góp phần tăng uy tín dự án.
Chi tiết các vòng gọi vốn:
- 05/11/2015: Vòng Seed, huy động được 3 triệu USD dẫn đầu bởi Spark Capital cùng với sự tham gia của GV Google Ventures, Founder Collective và các quỹ khác.
- 05/04/2022: Vòng Series A, huy động được 18 triệu USD dẫn đầu bởi Multicoin Capital cùng với sự tham gia của Solana Ventures, Founder Collective và các quỹ khác.
4. Sản phẩm của Hivemapper là gì?
4.1 Các sản phẩm chính
Bee Maps
Đây là sản phẩm chính của Hivemapper, cung cấp dữ liệu bản đồ thế giới với độ nét cao, mới và chính xác nhất. Phục vụ cho các cá nhân và tổ chức có nhu cầu sử dụng dữ liệu bản đồ cho các mục đích như dò đường, tích hợp vào sản phẩm,..đổi lại sẽ trả một khoản phí dựa trên tài nguyên sử dụng.
Map Image API
Map Image API là API đầu tiên của Hivemapper Network cho phép các cá nhân và tổ chức sử dụng hình ảnh từ Bản đồ của dự án. Bất kỳ ai muốn xem lại hình ảnh từ các khu vực sẽ phải trả một khoản phí bằng token HONEY.
Map Features API
Hivemapper tự động phát hiện các đối tượng như biển báo giới hạn tốc độ, đèn giao thông, biển báo cấm rẽ,…Các thực thể này sẽ được hiển thị trên bản đồ, hỗ trợ cho các ứng dụng như xe tự hành và huấn luyện AI.
Scout
Scout là công cụ giám sát cung cấp hình ảnh thực tế theo thời gian thực về các địa điểm trên phố mà người dùng quan tâm. Chỉ cần đánh dấu các địa điểm thực tế mà và đợi hình ảnh được gửi đến.
Dashcam
Dashcam là camera hành trình tương tự với GoPro do Hivemapper phát triển. Đây là sản phẩm vật lý quan trọng nhất đối với dự án, là công cụ cho người dùng tham gia vào dự án có thể ghi lại những đoạn đường, địa điểm,…giúp Hivemapper có dữ liệu tạo thành bản đồ.
4.2 Mô hình hoạt động
Hivemapper vận hành với 3 thành phần chính phối hợp chặt chẽ: Dịch vụ (Hivemapper cung cấp), Contributor (người đóng góp dữ liệu) và Người dùng cuối.
- Hivemapper: Đóng vai trò trung gian, chịu trách nhiệm xây dựng và cung cấp dịch vụ cho người dùng cuối, với sản phẩm cốt lõi là dữ liệu bản đồ toàn cầu (các sản phẩm khác sẽ được trình bày chi tiết bên dưới).
- Contributor: Là những cá nhân hoặc tổ chức tham gia thu thập dữ liệu về địa điểm, đường phố và gửi dữ liệu này về nền tảng Hivemapper. Những đóng góp này giúp xây dựng và duy trì bản đồ, đồng thời Contributor được nhận phần thưởng.
- Người dùng cuối: Là đối tượng sử dụng dịch vụ của Hivemapper thông qua việc chi trả phí, từ đó tận hưởng các lợi ích mà nền tảng mang lại.
Có ba cách để Contributor đóng góp dữ liệu cho Hivemapper:
Camera hành trình
Contributor sẽ sử dụng thiết bị camera hành trình do Hivemapper sản xuất là Dashcam với giá bán khoảng 347,10 USD để ghi hình lại các địa điểm đi qua. Tất cả dữ liệu sẽ được chuyển về trung tâm dữ liệu của Hivemapper để xử lý. Dự án sẽ đánh giá các tiêu chí sau để trả thưởng:
- Lượng dữ liệu cung cấp: Càng nhiều dữ liệu càng kiếm được nhiều phần thưởng.
- Khu vực: Phần thưởng không được cố định mà thay đổi theo từng khu vực. Thời điểm hiện tại, Hivemapper ưu tiên các khu vực trung tâm như Hoa Kỳ, Canada sẽ nhận được nhiều token hơn. Sau này sẽ được mở rộng sang các khu vực Đông Nam Á.
Sử dụng App
Contributor cần tải App của dự án trên Appstore hoặc Google Play. Người dùng có thể báo cáo các vấn đề an toàn trên đường, như công trình đang thi công, chặn đường hay hoạt động của cảnh sát thông qua App.
Tính năng cho cung cấp dữ liệu qua App chỉ mới ra mắt nên các phần thưởng sẽ được cung cấp dưới dạng Airdrop hàng tuần. Càng đóng góp nhiều càng nhiều thì phần thưởng càng cao.
Map AI
Dữ liệu từ Dashcam thường gặp tình trạng bị mờ hoặc thiếu thông tin. Map AI giải quyết vấn đề này bằng cách hoạt động tương tự Google CAPTCHA, Contributor sẽ trả lời các câu hỏi nhận dạng để phân loại và làm rõ dữ liệu.
Bất kỳ ai cũng có thể tham gia nhưng để bắt đầu kiếm phần thưởng thì phải trải qua bài test để tạo sự uy tín. Contributor bắt buộc phải đạt độ uy tín 4 sao (cao nhất) mới có thể đi tiếp. Sẽ có một khoản HONEY được phân bổ hàng tuần. Phần thưởng sẽ được chia dựa trên số lượng nhiệm vụ họ đã hoàn thành.
5. Tokenomics
5.1 Thông tin Token
Tên token | Hivemapper |
Ký hiệu | HONEY |
Blockchain | Solana |
Contract | 4vMsoUT2BWatFweudnQM1xedRLfJgJ7hswhcpz4xgBTy |
Chuẩn Token | SPL |
Mảng | DePIN |
Tổng cung hiện tại | 2.955.522.100 |
Tổng cung tối đa | 10.000.000.000 |
Sàn giao dịch | Coinbase, BingX, Kraken,… |
5.2 Token Allocation
- Contributors | 40%: Dành cho những người đóng góp, như là phần thưởng cho việc tham gia xây dựng mạng lưới Hivemapper. Không khoá, số lượng token được đúc mỗi tuần được xác định bởi độ đóng góp của người dùng.
- Investors | 20%: Dành cho các nhà đầu tư. Phân bổ trong 1 năm, khoá 1 năm đầu và mờ dần trong 12 tháng.
- Employees | 20%: Phân bổ cho đội ngũ phát triển. Khoá 12 tháng đầu, mở dần theo 24 tháng tiếp theo.
- Hivemapper Inc. | 15%: Cung cấp hỗ trợ nghiên cứu và phát triển (R&D) cũng như hỗ trợ vận hành cho Mạng lưới Hivemapper.
- Hivemapper Foundation | 5%: Dành cho Quỹ, tổ chức đảm bảo quản lý và hoạt động của dự án.
Cơ chế Mint & Burn
Hivemapper sử dụng cơ chế Mint & Burn giống với Helium để giảm lượng phát hành ra thị trường. Khi người dùng sử dụng dịch vụ, 25% HONEY sẽ được chuyển cho Contributor và 75% còn lại sẽ được Burn (loại bỏ khỏi thị trường).
Khi nhu cầu tăng cao, lượng token bị loại bỏ đi càng nhiều. Cơ chế này giúp cân bằng việc phân phối token HONEY và tạo ra sự khan hiếm trong tương lai.
Nhìn chung phân bổ token HONEY đang nghiêng về phía dự án đến 60% và 40% còn lại được dành cho Contributor. Phân bổ token tập trung cao (60%) khiến dự án có quyền kiểm soát lớn. Điều này tiềm ẩn rủi ro xảy ra các đợt bán tháo khi token mở khoá.
Thời điểm hiện tại, các phân bổ đang trong quá trình mở khoá theo từng tháng cùng với việc chia phần thưởng cho Contributor hàng tuần, tạo nên độ lạm phát cao. Vì vậy, các đợt bán tháo có thể diễn ra bất cứ lúc nào.
5.3 Token Use Case
- Phần thưởng: Những người đóng góp cho mạng lưới Hivemapper sẽ được trả thưởng bằng token HONEY.
- Phí dịch vụ: Các dịch vụ của Hivemapper cung cấp đều được thanh toán bằng token HONEY.
6. Roadmap
Dự án chưa công bố lộ trình phát triển trong tương lai. 5Money sẽ cập nhật khi có thông tin chính thức. Dưới đây là những cột mốc của đáng chú ý của dự án trong quá khứ.
7. Tiềm năng và thách thức của Hivemapper
Tiềm năng
- Dẫn đầu mảng: Xét riêng về mảng Mapping, Hivemapper đang dẫn đầu về lượng người dùng cũng như độ phổ biến.
- Hậu thuẫn đắc lực: Tuy không huy động được nguồn vốn đáng kể so với các dự án cùng ngành, nhưng Hivemapper lại nhận được sự hỗ trợ nhiệt tình từ hai nhà sáng lập Solana – một lợi thế mà rất ít dự án có được. Chính điều này đã giúp Hivemapper xây dựng được uy tín vững chắc.
- ‘Sóng’ DePIN: Từ đầu năm 2024, lĩnh vực DePIN đã trở thành tâm điểm thu hút sự chú ý của cộng đồng, với hàng loạt dự án ra mắt đầy ấn tượng. Nắm bắt làn sóng này, Hivemapper đang bứt phá mạnh mẽ, khẳng định vị thế trong thị trường.
- Kết quả kinh doanh khả quan: Theo báo cáo tình hình kinh doanh Q3/2024, Hivemapper đang cho thấy được sự tăng trưởng về lượng người dùng hàng tuần. Đặc biệt là dự án thông báo đang hợp tác với các tổ chức hàng đầu nước Mỹ để tiếp cận nhiều người dùng hơn.
Thách thức
- Đối thủ cạnh tranh: Hivemapper phải cạnh tranh trực tiếp với hai ông lớn truyền thống là Google Map và Apple Map, ngoài ra trong thị trường Crypto phải cạnh tranh với hai start-up mới ra mắt là NATIX và Mapmetric.
- Token lạm phát: Việc trả thưởng bằng token trong mảng DePIN là một ‘con dao hai lưỡi’. Nếu không kiểm soát được lượng phát thải, dự án có nguy cơ đối mặt với lạm phát, làm giảm giá trị token và mất sức hút với người dùng.
8. Kênh thông tin của Hivemapper
9. Tổng kết
Hivemapper hiện là một trong những dự án DePIN nổi bật trên hệ Solana. Với sự hậu thuẫn từ các Founder kỳ cựu như Anatoly Yakovenko, dự án có tiềm năng phát triển mạnh mẽ trong tương lai.
Hy vọng qua bài viết này, 5Money đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về dự án Hivemapper để có quyết định đầu tư đúng đắn.