1. Huma Finance là gì?
Huma Finance là nền tảng Lending hoạt động với cơ chế cho vay tín chấp, nghĩa là những người vay thay vì dùng các tài sản thế chấp thì họ sẽ chứng minh nguồn thu nhập trong tương lai để được cấp khoản vay. Dự án hiện tại hỗ trợ nhiều mạng lưới bao gồm Solana, Ethereum, Scroll, Polygon, Celo và Stellar.
Tại ETHDenver 2022, Huma Finance là đội giành giải nhất hạng mục DeFi Track, khẳng định tiềm năng của mô hình vay tín chấp trên blockchain. Tại sự kiện, dự án cũng đã thông báo các đối tác tại thị trường truyền thống là Raincard và BSOS.
Hiện tại, Huma Finance đang triển khai chương trình tích lũy Point cho người dùng khi gửi tài sản vào nền tảng. Đây có thể là một điều kiện quan trọng để nhận Airdrop trong tương lai. Token của Huma Finance dự kiến ra mắt vào Q2/2025.

2. Đội ngũ dự án
Đội ngũ Huma Finance đều có bề dày kinh nghiệm khi từng làm việc tại các tổ chức lớn và điều hành nhiều công ty trước đó.
Erbil Karaman | Co-Founder & CEO: Ông tốt nghiệp ngành Kỹ sư Máy tính tại Đại học Middle East. Trước đó, ông từng giữ vai trò CPO tại công ty Fintech EarnIn, Trưởng nhóm sản phẩm tại Meta (trước đây là Facebook) và các tổ chức khác.
Richard Liu | Co-Founder: Ông tốt nghiệp ngành Kỹ sư Máy tính tại Đại học Florida. Ông từng là đồng sáng lập của leapai – nền tảng tuyển dụng kết hợp AI, Kỹ sư phần mềm tại Meta (trước đây là Facebook) và các tổ chức khác.
Kazım Rıfat Özyılmaz | Co-Founder: Ông có bằng Thạc sĩ Kỹ thuật phần mềm tại Đại học Boğaziçi. Trước đây, ông từng là đồng sáng lập của XYZ Teknoloji – Một Fintech lĩnh vực blockchain. Ngoài ra, ông từng là Kỹ sư phần mềm tại quỹ đầu tư Intrepid Ventures và các tổ chức khác.

3. Nhà đầu tư
Huma Finance huy động được 46,3 triệu USD qua hai vòng gọi vốn với sự tham gia của các quỹ đầu tư hàng đầu như Circle, Hashkey Capital và ParaFi Capital.
Chi tiết các vòng gọi vốn:
- 23/02/2023: Vòng Seed, huy động được 8,3 triệu USD dẫn đầu bởi Distributed Global và Race Capital cùng với sự tham gia của Circle, ParaFi Capital và Folius Ventures.
- 11/09/2024: Vòng Seed A, huy động được 38 triệu USD có sự tham gia của Hashkey Capital, Circle, ParaFi Capital và các quỹ khác. Đáng chú ý, có sự tham gia của KOL tên tuổi Santiago R. Santos.

4. Sản phẩm của Huma Finance là gì?
Huma Finance là một nền tảng cho vay nơi người dùng có thể gửi tài sản để nhận lãi suất. Trong khi đó, người vay không cần thế chấp tài sản, mà chỉ cần chứng minh thu nhập trong tương lai để đủ điều kiện vay vốn.
Để đảm bảo an toàn, mọi khoản vay trên nền tảng đều phải trải qua quy trình KYC nghiêm ngặt, giúp Huma Finance đánh giá khả năng thanh toán của người vay trước khi cấp vốn.
Huma Finance vận hành với ba thành phần chính là Lender, Borrower và Pool Admin:
Lender
Lender là bên gửi tài sản vào nền tảng để nhận lợi nhuận khi có người vay từ Pool. Tuy nhiên, do hoạt động theo mô hình tín chấp, rủi ro vỡ nợ có thể xảy ra khi người vay mất khả năng thanh toán. Trong trường hợp này, Huma Finance sẽ sử dụng quỹ dự trữ để bù đắp thiệt hại cho người gửi tiền.
Trong một Pool, Huma Finance chia người gửi tiền thành hai nhóm với mức lợi nhuận và rủi ro khác nhau:
- Senior: Nhóm này nhận lợi nhuận thấp hơn, nhưng được ưu tiên bồi thường khi xảy ra vỡ nợ.
- Junior: Nhóm này nhận lợi nhuận cao, nhưng chịu rủi ro cao hơn. Họ chỉ được bồi thường sau nhóm Senior. Nếu quỹ dự trữ của Huma Finance không đủ để chi trả, nhóm Junior có thể mất toàn bộ vốn.
Tỷ lệ phân bổ trong Pool được thiết lập 80% cho Senior và 20% cho Junior. Ví dụ, nếu Pool USDC có giới hạn 1 triệu USD, thì nhóm Senior sẽ chiếm 800.000 USD, còn Junior sẽ chiếm 200.000 USD.
Lưu ý: Tất cả Lender cần phải thực hiện KYC trước khi gửi tài sản vào nền tảng.

Borrower
Người vay trên Huma Finance chủ yếu là các tổ chức tài chính có uy tín. Để đủ điều kiện vay, họ bắt buộc phải thực hiện KYC/KYB để chứng minh năng lực tài chính.
Do nền tảng hoạt động theo mô hình tín chấp, các khoản vay thường có thời hạn ngắn và phải thanh toán định kỳ. Nếu quá hạn trên 5 ngày, người vay sẽ phải chịu mức phạt lên đến 30%.
Mỗi loại tài sản sẽ có mức thu nhập tối thiểu và hạn mức vay khác nhau, tùy thuộc vào yêu cầu của nền tảng.
Pool Admin
Pool Admin là những tổ chức có quyền tạo và quản lý Pool, cho phép người dùng gửi tài sản để cho vay. Không phải ai cũng có thể tạo Pool—chỉ những đối tác lớn của Huma Finance như Arf, Raincard, BSOS, Roam và Jia mới có quyền này.
Pool Admin có vai trò quan trọng trong việc:
- Thiết lập lãi suất vay, lãi suất gửi và phí giao dịch.
- Quản lý dòng tiền trong Pool, đảm bảo khả năng thanh khoản.
Nguồn thu của Pool Admin đến từ:
- Phí giao dịch khi người dùng tham gia Pool.
- Một phần nhỏ từ lãi suất vay do người vay chi trả.

5. Tokenomics
Dự án chưa công bố Tokenomics. 5 Phút Crypto sẽ cập nhật khi có thông tin chính thức.
6. Hướng dẫn làm Airdrop dự án Huma Finance
6.1 Tổng quan
Point của Huma Finance được tính dựa trên tiền gửi của người dùng, gửi càng nhiều càng nhận được nhiều Point (chưa có công thức tính cụ thể).
Để tham gia kiếm point từ Huma Finance, bạn cần chuẩn bị:
- USDC: Dùng để gửi vào nền tảng, số lượng tùy theo tài chính của bạn.
- Phí giao dịch:
- SOL nếu gửi trên Solana.
- ETH nếu gửi trên các chuỗi EVM (Ethereum, Polygon, Scroll, v.v.).
- XLM nếu gửi trên Stellar.
6.2 Các bước tham gia
Bước 1: Truy cập trang chủ dự án và kết nối ví.

Bước 2: Chọn các Pool phù hợp bạn muốn gửi.
Tiếp theo bạn nên chọn Pool Senior để hạn chế các rủi ro chẳng may người đi vay vỡ nợ và dự án không đủ tiền để bù đắp thiệt hại.

Bước 3: Thực hiện KYC
Bạn cần hoàn tất xác minh danh tính (KYC) trước khi có thể gửi USDC.
Sau khi KYC thành công, bạn có thể gửi USDC ngay trong tab KYC ở bước cuối cùng.

7. Roadmap
Dự án chưa công bố lộ trình phát triển. Sau đây là các cột mốc đáng chú ý của Huma Finance:
2022: Thắng cuộc thi ETHDenver 2022 hạng mục DeFi.
2023:
- Ra mắt bản Public Beta
- Đạt hơn 100 triệu USD thanh khoản on-chain.
2024:
- Đạt hơn 1 tỷ USD thanh khoản on-chain.
- Hợp tác với Arf – nhà cung cấp thanh khoản theo yêu cầu hàng đầu cho thanh toán xuyên biên giới, giúp mở rộng khả năng của Huma.
- Đạt hơn 2 tỷ USD giao dịch.
- Ra mắt trên Solana.
8. Tiềm năng và thách thức của Huma Finance là gì?
Tiềm năng
- Dẫn đầu mảng: Dù mới đi vào hoạt động hơn 1 năm, Huma Finance đã trở thành nền tảng cho vay tín chấp hàng đầu thị trường Crypto, vượt xa đối thủ đã thống trị trong mảng trước đây là Goldfinch.
- Tiềm năng Airdrop: Hiện tại, Huma Finance đang cho người dùng tích điểm khi gửi tài sản vào nền tảng. Với khoản tiền huy động 46,3 triệu USD, cộng đồng đang kỳ vọng sẽ có đợt Airdrop ‘bùng nổ’.
- Kết quả hoạt động khả quan: Theo báo cáo của Messari 2024, các khoản vay tăng 116% trong năm 2024, từ 63 triệu USD (tháng 1) lên 136 triệu USD (tháng 12). Ngoài ra, tổng khối lượng giao dịch vượt 2,9 tỷ USD. Điều này chứng tỏ rằng hiệu suất hoạt động của Huma Finance đang rất tốt.

Thách thức
- Đối thủ cạnh tranh: Tuy dẫn đầu thị trường Crypto nhưng Huma Finance phải cạnh tranh với các ông lớn tài chính truyền thống như các ngân hàng hay các tổ chức tín dụng.
- Rủi ro vỡ nợ: Vì hoạt động theo cơ chế vay tín chấp nên các khoản vay có thể bị thiệt hại khi khách hàng không có khả năng thanh toán. Điều này có thể ảnh hưởng đến cả giao thức lẫn người dùng. Trước đây, đối thủ cạnh tranh Goldfinch đã phải chịu ba đợt vỡ nợ của khách hàng, gây ra tổn thất gần 18 triệu USD cho giao thức.
9. Kênh thông tin của Huma Finance
10. Tổng kết
Huma Finance hiện đang là dự án dẫn đầu về mảng cho vay tín chấp, với sự hậu thuẫn từ các quỹ lớn cũng như các đối tác bên thị trường truyền thống thì Huma Finance là cái tên rất đáng được quan tâm trong thời gian tới.
Hy vọng qua bài viết này, 5 Phút Crypto đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về dự án Huma Finance để có quyết định đầu tư đúng đắn nhất.