1. Lagrange là gì?
Lagrange là mạng lưới cung cấp khả năng tính toán dựa trên dữ liệu onchain, góp phần xây dựng các dự án Oracle, truy vấn dữ liệu,… Bên cạnh đó, dự án còn hỗ trợ tạo bằng chứng xác minh cho các chuỗi Rollup, giúp quá trình tương tác chuỗi chéo của các Layer 2 này có thể diễn ra nhanh chóng với chi phí tối ưu nhất.
Bên cạnh đó, Lagrange cũng là một AVS được vận hành bởi nhóm trình xác thực trên EigenLayer. Các Validator này tham gia vào mạng lưới Lagrange để thực hiện các tính toán theo yêu cầu của khách hàng.
Nhờ sử dụng AVS của EigenLayer mà mạng lưới có độ bảo mật rất cao với lượng lớn tài sản được restake trong các Validator. Không chỉ giúp ích về bảo mật mà còn đưa dự án vào một trong những hệ sinh thái được FOMO nhất hiện tại xoay quanh EigenLayer.
2. Đội ngũ phát triển
- Kashish Shah (Founding Engineer): Ông tốt nghiệp cử nhân Khoa học máy tính tại Syracuse University và có kinh nghiệm hơn 2 năm làm việc cho Amazon Web Services (AWS) tại vị trí Software Development Engineer.

- Ismael Hishon-Rezaizadeh (Co-founder & CEO): Ông là cử nhân khoa học tại trường McGill University. Từng sáng lập nên Simple Manic Phase Monitoring (Thuật toán phát hiện bệnh rối loạn lưỡng cực). Sau một thời gian khởi nghiệp thì ông chuyển sang làm cho John Hancock và Renegade Partners với chức vụ lần lượt là Crypto Engineering Lead và Head of Data.

- Andrus S (Blockchain Engineer): Ông tốt nghiệp Cử nhân Khoa học máy tính tại University of Tartu. Có kinh nghiệm làm Senior Software Engineer cho sàn Kraken và Blockchain Developer cho dự án Nym.

3. Quỹ đầu tư
Lagrange huy động được tổng cộng 17.2 triệu USD qua 2 vòng gọi vốn:

- 18/05/2023: Vòng Pre-Seed huy động thành công 4 triệu USD dẫn đầu bởi 1kx, cùng sự tham gia của các quỹ như CMT Digital, Maven 11 Capital, Lattice, Daedalus.
- 08/05/2024: Vòng Seed huy động được 13.2 triệu USD do Founders Fund dẫn đầu và sự tham gia của CMT Digital, 1kx, Maven 11 Capital, Fenbushi Capital, Volt Capital, Archetype Ventures,…
Dự án được các quỹ như CMT Digital, Maven 11 Capital tham gia cả 2 vòng đầu tư và đặc biệt là 1kx đồng đầu tư vòng Seed và dẫn đầu vòng Pre-Seed. Sự theo sát của các quỹ cũng cho thấy dự án đang phát triển đúng với định hướng và có tiềm năng trong tương lai.
Đọc thêm: KelpDAO là gì? Giao thức Liquid Restaking trên EigenLayer
4. Sản phẩm của Lagrange là gì?
Lagrange sử dụng sức mạnh tính toán của mạng lưới node do một nhóm Validator trên EigenLayer điều hành để tạo ra 2 sản phẩm gồm ZK Coprocessor và State Committees.
4.1 ZK Coprocessor
ZK Coprocessor là sản phẩm cung cấp khả năng tính toán dựa trên dữ liệu onchain theo yêu cầu của khách hàng. Nó thường được ứng dụng để xây dựng các giao thức Oracle, truy vấn dữ liệu,…
Mỗi một yêu cầu từ người dùng sẽ được chia thành nhiều phép tính nhỏ để một hoặc một nhóm node thực hiện tính toán. Sau đó, các kết quả nhỏ sẽ được tổng hợp lại thành kết quả cuối cùng và cho vào khố. Và Lagrange sẽ có nhiệm vụ tính toán và xác minh tính chính xác của các kết quả trong khối.

Với cơ chế hoạt động như vậy thì càng có nhiều node tham gia vào mạng lưới thì Lagrange xử lý các tính toán càng nhanh.
Sản phẩm đang trong quá trình Testnet và sẽ sớm ra mắt Mainnet trong quý 3 năm 2024.
4.2 State Committees
State Committees là sản phẩm được thiết kế nhằm tạo ra bằng chứng chứng minh tính chính xác cho bất kỳ chuỗi nào. Nó được áp dụng để phát triển các giao thức tương tác xuyên chuỗi, cầu nối,…
State Committees mang đến sự khác biệt vì các dApps hay chuỗi có thể kiểm tra tính xác thực của dữ liệu từ nhiều chuỗi khác nhau. Điều này giúp tăng khả năng tương tác và giảm đáng kể chi phí cho các giao dịch xuyên chuỗi.
Đối với các chuỗi Rollup đặc biệt là Optimistic Rollup, sau khi giao dịch được xác nhận trên chuỗi thì mất khá nhiều để xác minh trên Ethereum. Lagrange sẽ giúp các tương tác này diễn ra tức thời vì mạng lưới có khả năng tạo bằng chứng cho mỗi khối trên Layer 2 ngay sau khi chúng được hoàn thành, giảm thiểu thờ gian chờ sự xác nhận trên Ethereum.
Sản phẩm này đã chính thức Mainnet và hỗ trợ cho một số chuỗi Optimistic Rollup như Arbitrum, Optimism hay Base.

5. Tokenomics
Update…
6. Lộ trình phát triển
Update…
7. Tiềm năng và thách thức
7.1 Tiềm năng
Với khả năng tính toán phức tạp dựa trên dữ liệu khổng lồ và xác minh tính chính xác của trạng thái từ các chuỗi khác dựa theo công nghệ zk. Các nhà phát triển có thể ứng dụng mạng lưới Lagrange để xây dựng các giao thức tương tác xuyên chuỗi như LayerZero, Wormhole hay các cầu nối như Orbiter,.. thậm chí là các dApps đa chuỗi như Stargate,… với độ bảo mật được thừa hưởng từ cổ phần restaking trên EigenLayer.
Với sản phẩm hữu ích như trên thì Lagrange có thể tham gia rất nhiều trend lớn trong thị trường như restaking, Depin và AI do cung sức mạnh tính toán, Cross-chain.
7.2 Thách thức
Sản phẩm Lagrange phát triển rất cần thiết cho thị trường và có phần cải tiến hơn so với những dự án khác. Tuy nhiên, dự án chỉ mới ra mắt nên cần thời gian để chứng minh được hiệu suất của sản phẩm.
8. Kênh thông tin của Lagrange
9. Tổng kết
Các sản phẩm của dự án có phần cải tiến và linh hoạt hơn so với phần còn lại của thị trường tuy nhiên dự án vẫn còn rất mới và cần khá thời gian để phát triển cũng như xây dựng tệp khách hàng lâu dài cho mình.
Hy vọng bài viết này giúp bạn hiểu được tổng quan Lagrange là gì? Tiềm năng và thách thức của dự án để đưa ra các quyết định đầu tư sáng suốt nhất!