1. RateX là gì?
RateX là sàn giao dịch phi tập trung (DEX) trên Solana với mô hình giao dịch lợi nhuận tương tự như Pendle. Dự án cho phép người dùng có thể mua hoặc bán ‘lợi nhuận’ của các tài sản mang lại lợi nhuận như mSOL, jitoSOL, USDe,… trước ngày đáo hạn.
Ví dụ: Thông thường, nếu bạn gửi tiền vào một tài sản có lãi suất (ví dụ: jitoSOL có lãi suất 10%/năm), bạn phải đợi 1 năm để nhận đủ tiền lãi. Nhưng với RateX, bạn có thể bán ngay phần lãi này để lấy tiền trước, thay vì chờ đợi.
- Bạn có 100 USD jitoSOL, với lãi suất 10%/năm → Sau 1 năm, bạn sẽ nhận được 110 USD.
- Nhưng thay vì đợi 1 năm, bạn có thể bán ngay phần lãi (10 USD) trên RateX để lấy tiền trước.
- Người mua phần lãi này hy vọng giá trị của nó tăng lên để kiếm lời. Nếu lãi suất thị trường tăng, họ có thể bán lại với giá cao hơn. Ngược lại, nếu lãi suất giảm, phần lãi này mất giá và họ có thể bị lỗ.
Với sản phẩm trên, RateX đã trở thành một trong những dự án chiến thắng tại Solana Renaissance Hackathon MCM, một cuộc thi có tính cạnh tranh cao với hàng trăm dự án tham gia. Chiến thắng này khẳng định sự sáng tạo và tiềm năng của RateX trong hệ sinh thái DeFi trên Solana.
Vào cuối tháng 12/2024, RateX ra mắt chương trình Point, người dùng có thể tích điểm bằng cách sử dụng các sản phẩm của dự án đổi lấy cơ hội nhận Airdrop của dự án trong tương lai.

2. Đội ngũ dự án
Dự án chỉ xác minh với các đối tác và nhà đầu tư nhưng chưa công bố danh tính đội ngũ phát triển với cộng đồng. 5 Phút Crypto sẽ cập nhật khi có thông tin chính thức.
3. Nhà đầu tư
Vào 12/07/2024, RateX đã hoàn thành vòng Seed với sự tham gia của các quỹ hàng đầu như Animoca Brands, GSR, KuCoin Ventures và các quỹ khác. Trước đó, vào tháng 5/2024, RateX là một trong những dự án chiến thắng tại Solana Renaissance Hackathon MCM.

4. Sản phẩm của RateX là gì?
RateX cung cấp sản phẩm nơi người dùng có thể giao dịch lợi nhuận thông qua AMM và kiếm thêm lợi nhuận cách cung cấp thanh khoản. Dự án có ba tính năng chính là Leveraged Yield Trading, Earn Fixed Yield và Liquidity.
Trước khi tìm hiểu các tính năng chính, cần hiểu rõ các khái niệm cơ bản sau:
a. Tài sản mang lại lợi nhuận – Yield Bearing Assets
Là các tài sản mang lại lợi nhuận khi người dùng nắm giữ. Một số ví dụ phổ biến về YBA bao gồm jitoSOL (LST của nền tảng Jito trên Solana), USDe (Stablecoin của Ethena) và các loại tài sản khác.
b. Standard Token & Yield Token
Khi người dùng cung cấp thanh khoản trên RateX, dự án sẽ phát hành 2 token khác là ST (Standard Token) và Yield Token (YT) đại diện cho tài sản mà người dùng gửi vào và khoản lợi nhuận trong tương lai. Cụ thể:
- ST (Standard Token): Là một loại token do RateX phát triển, đại diện cho các tài sản sinh lợi (YBA) khi cung cấp thanh khoản. Thông thường giá trị của YBA sẽ tăng theo thời gian. Nhưng dạng ST của YBA sẽ không tăng giá trị mà tăng theo số lượng.
- Token lợi suất – Yield Token (YT): Là token đại diện cho phần lợi suất mà tài sản gốc tạo ra trong một khoảng thời gian cố định. Khi bạn sở hữu YT, bạn nhận toàn bộ lợi suất từ một ST trong khoảng thời gian đó. Chú ý là YT sẽ trả lợi nhuận cho người nắm giữ định kỳ và giá trị sẽ dần về 0 khi đến hạn.
Ví dụ: A cung cấp thanh khoản 1 jitoSOL có thời hạn là 6 tháng (giả sử 6 tháng jitoSOL đem về lợi nhuận là 0,001 SOL) vào RateX và nhận về:
- 1 ST-jitoSOL (đại diện cho vốn gốc).
- YT-jitoSOL (đại diện cho lợi suất trong 6 tháng với giá trị là 0,001 SOL).
c. Token gốc – PT (Principal Token)
Đây là token đại diện cho phần vốn gốc của YBA. Khi gửi tài sản vào tính năng Earn trên RateX, người dùng sẽ nhận được một lượng token gốc tương ứng (gọi là PT). Token này có thể được đổi lấy vốn gốc đến hạn, nhưng nếu bán trước thời điểm đó, người dùng có thể chịu tổn thất.
Ví dụ:
- Bạn mua jitoSOL với giá 1,2 SOL và khóa trong 2 năm trong nền tảng nhận về PT – jitoSOL.
- Khi nhận về PT – jitoSOL đồng nghĩa bạn bán phần lợi suất YT của jitoSOL trong tương lai với giá 0,2 SOL, nhận lại 0,2 SOL tiền mặt (lúc này bạn đã nhận về lãi suất ngay lập tức thay vì đợi 2 năm).
- Sau 2 năm, bạn nhận lại khoản tiền gốc ban đầu. Nếu rút trước thời hạn, bạn sẽ chịu tổn thất.
4.1 Leveraged Yield Trading
RateX cung cấp cặp giao dịch ST/YT, về cơ chế hoạt động tương tự với Long/Short truyền thống. Khi nhà giao dịch kỳ vọng lãi suất sẽ tăng trong tương lai thì sẽ mở lệnh Long và ngược lại. Nền tảng hỗ trợ đòn bẩy tối đa 10x.

4.2 Liquidity
RateX cho phép người dùng cung cấp thanh khoản để kiếm lợi nhuận. Nhà cung cấp thanh khoản có thể thu lợi nhuận từ ba nguồn sau:
- Lợi nhuận thu được từ tài sản ký gửi của họ.
- Phí giao dịch.
- Lợi nhuận từ khoản lỗ của các nhà giao dịch khác.
Khi người dùng gửi thêm thanh khoản. Hệ thống sẽ hoạt động như sau:
- Hệ thống RateX tạo ra ST, biểu thị giá trị hiện tại của tài sản gốc và YT đại diện cho lợi nhuận cho tài sản đó mang lại.
- Hệ thống sẽ trích 1 phần của ST (ví dụ có 10 ST thì sẽ trích ra 2 ST) tạo ra cặp thanh khoản với số lượng YT ở trên. Phần còn lại được giữ làm dự trữ.
Cơ chế hoạt động của pool AMM dựa trên mô hình của Uniswap V3. Nhà cung cấp thanh khoản gửi tài sản và chọn phạm vi giá nhất định (ví dụ: USDT chọn khoảng giá từ 0,99 – 1,01). Khi có giao dịch trong khoảng giá này, nhà cung cấp thanh khoản sẽ nhận được phí giao dịch.

4.3 Earn Fixed Yield
Earn Fixed Yield giúp người dùng nhận trước lợi nhuận từ tài sản sinh lời thay vì chờ nhận dần theo thời gian. Khi gửi tài sản vào Earn Fixed Yield, người dùng sẽ chuyển đổi lợi nhuận tương lai của tài sản đó thành một khoản thanh toán ngay tại thời điểm gửi. Đổi lại, họ nhận được PT – Token, đại diện cho giá trị gốc của tài sản mà họ đã khóa.
Ví dụ:
- A có 1 jitoSOL mang lại lợi nhuận trung bình là 10% trong 3 tháng.
- A bán hợp đồng YT-JitoSOL2501 (có thời hạn 3 tháng) với giá 0,015 SOL.
- Điều này có nghĩa là A từ bỏ lợi nhuận hàng tháng từ jitoSOL nhưng đổi lại nhận ngay 0,015 SOL.
- Sau 3 tháng, A sẽ nhận lại vốn ban đầu. Trong trường hợp A rút vốn trước khi đáo hạn thì bị hao hụt so với vốn ban đầu.
=> Nếu A không bán trước, lợi nhuận có thể thay đổi, có lúc tăng lên 12%, có lúc giảm xuống còn 9%. Bằng cách bán trước, A khóa lợi nhuận ở mức 10% ngay lập tức, thay vì chấp nhận rủi ro biến động.

5. Tokenomics
Dự án chưa công bố thông tin Tokenomics. 5 Phút Crypto sẽ cập nhật khi có thông tin chính thức.
6. Hướng dẫn làm Airdrop dự án RateX
6.1 Tổng quan chương trình Point
Chương trình điểm của RateX được tính dựa trên lượng tiền gửi và khối lượng giao dịch trên nền tảng, gửi càng nhiều và giao dịch càng nhiều sẽ nhận được càng nhiều điểm. Cơ cấu tính điểm như sau:
- Yield Trading:
- Trading volume: 50 x dollar value x boost.
- Liquidation (vị thế bị thanh lý) : 100 x dollar value x boost.
- Liquidity – Cung cấp thanh khoản: 200 x dollar value x days x boost.
- Earn: 100 x dollar value x days x boost.
*dollar value là khoản tiền gửi vào nền tảng.
*boost là hệ số nhân (từng tài sản sẽ có hệ số nhân khác nhau).
*days là khoảng thời gian giữ tiền trong nền tảng.
Để tham gia RateX Airdrop, bạn cần chuẩn bị khoản vốn từ 500 – 1000 USD (tùy theo điều kiện tài chính) và một ít SOL làm phí giao dịch.

6.2 Hướng dẫn tham gia Airdrop RateX
Bước 1: Chuyển tiền từ sàn Binance sang ví (Mình sẽ sử dụng token BNSOL và ví Backpack làm ví dụ):
- Truy cập vào ‘Tài sản’ trên Binance và chọn ‘Rút’.

- Tìm BNSOL và ứng dụng sẽ nhảy qua mục ‘Gửi BNSOL’.

- Truy cập vào ví Backpack lấy địa chỉ ví và dán trên ứng dụng Binance. Nhập số lượng muốn rút.

Bước 2: Truy cập vào trang chủ dự án và kết nối ví.

Bước 3: Dự đoán lợi nhuận tương lai.
- Truy cập Tab ‘Trade’.
- Chọn các tài sản bạn muốn giao dịch.
- Chọn Long hoặc Short.
- Nhập số tiền và đòn bẩy.

Bước 4: Cung cấp thanh khoản
- Truy cập Tab ‘Liquidity’.
- Chọn các tài sản bạn muốn giao dịch.
- Nhập số tiền muốn thêm thanh khoản (tối thiểu 400 USD).

Bước 5: Earn
- Truy cập Tab ‘Earn’.
- Chọn các tài sản bạn muốn giao dịch.
- Nhập số tiền muốn gửi.

Lời khuyên:
- Liquidity là tính năng kiếm điểm nhiều nhất và an toàn nhất nên khuyến khích sử dụng.
- Lợi nhuận không chạy giống với đường giá thông thường, không áp dụng PTKT nên Yield Trading khá rủi.
- Earn về cơ bản khá giống với Liquidity, nhưng khi sử dụng Earn, bạn sẽ mất đi một số đặc quyền của tài sản đang nắm giữ. Ví dụ, bạn gửi USD* vào Earn thì sẽ không nhận được Petal (Point của dự án Perana) nữa. Chính vì thế bạn nên cân nhắc.
7. Roadmap
Dự án chưa công bố lộ trình phát triển. Dưới đây là các cột mốc đáng chú ý trong quá khứ:
- 07/2024: Ra mắt Testnet.
- 10/2024: Ra mắt Mainnet.
8. Tiềm năng và thách thức của RateX là gì?
Tiềm năng
- Dẫn đầu mảng: RateX đang dẫn đầu mảng Trading Yield trên Solana, dự án ra mắt cùng thời điểm với đối thủ là Exponent. Tuy nhiên, tính tới thời điểm hiện tại thì RateX đã vượt xa so với đối thủ.
- Foundation hỗ trợ: RateX được Solana Foundation hỗ trợ – một đặc quyền chỉ dành cho số ít dự án có ý tưởng đột phá và đóng góp thực sự cho hệ sinh thái.
- Tiềm năng Airdrop: Hiện dự án đang cho người dùng tích Point bằng cách sử dụng sản phẩm. Đây là cơ hội nhận Airdrop trong tương lai.
Thách thức
- Người mới khó tiếp cận: Trading Yield là một lĩnh vực phức tạp, đòi hỏi kinh nghiệm và sự am hiểu sâu về thị trường. Do đó, chỉ những người đã có thời gian hoạt động lâu năm mới có thể sử dụng hiệu quả, trong khi người mới gặp nhiều khó khăn khi tiếp cận. Điều này khiến RateX gặp trở ngại trong việc mở rộng tệp người dùng.
- Sản phẩm chưa nổi bật: Tuy dẫn đầu mảng ở hệ sinh thái Solana nhưng các sản phẩm của RateX chưa có sự khác biệt nhiều so với đối thủ cạnh tranh.
9. Kênh thông tin của RateX
10. Tổng kết
Mô hình Trading Yield đã khẳng định được thành công của mình qua dự án Pendle. RateX được ví như “Pendle của Solana”, đang thu hút sự chú ý mạnh mẽ từ cộng đồng. Với sự quan tâm lớn và sự hậu thuẫn từ Solana Foundation, RateX hứa hẹn sẽ trở thành một cái tên đáng theo dõi trong thời gian tới.
Hy vọng qua bài viết này, 5 Phút Crypto đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về dự án RateX để có quyết định đầu tư đúng đắn nhất.