1. Sonic (S) là gì?

Sonic – Tiền thân của Fantom, từng là một trong những cái tên Layer 1 đình đám khuấy đảo thị trường giai đoạn 2020 – 2021 với đỉnh điểm TVL chạm mốc 8 tỷ USD

Sonic (S) là dự án Layer 1 hoàn toàn mới, vẫn duy trì khả năng tương thích với EVM nhưng hướng đến việc xây dựng một blockchain nhanh chóng, chi phí thấp và an toàn hơn. Dự án đặt mục tiêu đạt 10.000 TPS cùng thời gian xử lý giao dịch dưới 1 giây trong tương lai.

Theo kế hoạch, Sonic sẽ được mainnet vào tháng 11 – 12 năm 2024.

Bên cạnh các thay đổi về mặt công nghệ, điểm thu hút sự chú ý của cộng đồng đối với Sonic chính là pool thưởng Airdrop lên tới gần 200 triệu đồng S.

Pool thưởng Airdrop gần 200 triệu của Sonic
Pool thưởng Airdrop gần 200 triệu của Sonic

2. Đội ngũ phát triển

David Richardson (Co-Founder & Director): Ông có 6 năm kinh nghiệm trong vị trí Giám đốc điều hành tại các công ty lớn như MeesPierson và Mid-Ocean Consulting Ltd (Công ty về tư vấn thuế quốc tế) trong hơn 10 năm.

David Richardson (Co-Founder & Director)
David Richardson (Co-Founder & Director)

Andre Cronje (Co-Founder & CTO): Người được mệnh danh là “bố già DeFi”, nổi tiếng với vai trò quan trọng trong các nền tảng DeFi đình đám như Yearn Finance, Keep3r, SushiSwap, và Solidly.

Andre Cronje (Co-Founder & CTO)
Andre Cronje (Co-Founder & CTO)

Michael Kong (CEO & CIO): Từng là Giám đốc Công nghệ tại Liberté & Co, nơi ông đảm nhiệm mảng mua bán Crypto OTC tại Úc. Trước đó, ông cũng đã sáng lập Horyzon – Nền tảng quản lý vốn trên Blockchain, ngoài ra anh còn giữ nhiều vị trí lãnh đạo trong các công ty công nghệ khác. 

Michael Kong (CEO & CIO)
Michael Kong (CEO & CIO)

Nổi bật trong đội ngũ này phải nói đến Andre Cronje, người được mệnh danh là bố già DeFi. Ông nổi tiếng với nền tảng kiến thức cực kì sâu trong mảng DeFi, đi cùng với đó là sự góp mặt trong những dự án đình đám như:

  • Founder của Yearn Finance
  • Co-Founder của Keep3r Network
  • Khai sinh ra mô hình Ve(3,3) 
  • Rất nhiều dự án DeFi khác trong hệ sinh thái Fantom

3. Nhà đầu tư và đối tác

Sonic đã hoàn tất vòng gọi vốn chiến lược trị giá 10 triệu USD do Hashed dẫn đầu, cùng sự góp mặt của Hashed Fund, Softbank, Signum Capital và các nhà đầu tư thiên thần khác. Số vốn này sẽ được sử dụng để thúc đẩy tăng trưởng chiến lược và mở rộng hệ sinh thái sau khi công bố kế hoạch chuyển đổi.

Ngoài ra, tiền thân Fantom trước đây cũng huy động được tổng cộng 81,6 triệu USD sau các vòng gọi vốn và mở bán token với các quỹ như Arrington XRP Capital, Signum Capital, Hyperchain Capital,…

Quỹ đầu tư của Sonic
Quỹ đầu tư của Fantom

4. Bản nâng cấp Sonic

Bản nâng cấp Sonic đánh dấu một bước tiến quan trọng trong cấu trúc hạ tầng của Fantom, bao gồm ba cải tiến cốt lõi. 

  • Nâng cấp bộ xử lý: Giúp thực hiện các lệnh nhanh gấp 65 lần so với trước đây.
  • Nâng cấp bộ nhớ: Giảm lượng dữ liệu cần lưu trữ, giúp tiết kiệm chi phí.
  • Nâng cấp cách thức xác nhận giao dịch: Giúp các giao dịch được xử lý nhanh chóng và chính xác hơn.
Kết quả của bảng Test sau khi nâng cấp lên Sonic
Kết quả của bảng Test sau khi nâng cấp lên Sonic

5. Sản phẩm của Sonic (S) là gì?

Sonic chain

Sonic chain sử dụng ABFT (Asynchronous Byzantine Fault Tolerance) để làm cơ chế đồng thuận cho blockchain của mình.

Hãy tưởng tượng một nhóm người cùng xây dựng một bức tường, mỗi người đảm nhận một phần riêng. Để tạo thành bức tường hoàn chỉnh, họ phải đảm bảo các phần đều khớp nhau một cách hoàn hảo.

Cơ chế ABFT của Sonic cũng hoạt động tương tự, nhưng thay vì xây tường, các Validator sẽ tạo ra các khối giao dịch. Mỗi Validator sẽ đóng góp một phần nhỏ, được gọi là “khối sự kiện.” Những khối này sẽ được kết nối với nhau theo một cấu trúc đặc biệt gọi là DAG (Directed Acyclic Graph).

Cấu trúc dữ liệu DAG (Directed Acyclic Graph)
Cấu trúc dữ liệu DAG (Directed Acyclic Graph)

Các điểm chính của cơ chế này:

  • Không đồng bộ: Các trình xác thực không cần phải chờ nhau để bắt đầu xây dựng phần của mình => Tăng tốc độ xử lý giao dịch.
  • Dựa trên DAG: Cấu trúc DAG cho phép các khối dữ liệu được thêm vào chuỗi một cách linh hoạt, không nhất thiết theo thứ tự tuần tự => Tăng khả năng mở rộng của hệ thống.

Sonic Gateway

Sonic Gateway là một cánh cổng giữa cho phép người dùng chuyển tài sản giữa 2 mạng lưới Ethereum và Sonic một cách nhanh chóng và bảo mật. 

Thời gian chuyển tài sản từ Ethereum sang Sonic là 10 phút và ngược lại từ Sonic sang Ethereum là 60 phút. Tuy nhiên đây chỉ là con số ước tính mà dự án đưa ra, cần thời gian để kiểm chứng khi chính thức đi vào Mainnet.

Cách thức hoạt động của Sonic Gateway
Cách thức hoạt động của Sonic Gateway

Sonic Gateway còn tích hợp cơ chế dự phòng, cho phép người dùng lấy lại tài sản từ blockchain Ethereum nếu cổng ngừng hoạt động liên tục trong 14 ngày. Đây là một “phao cứu sinh” giúp đảm bảo an toàn tài sản, ngay cả khi nó gặp sự cố. Mục tiêu chính là giúp người dùng luôn kiểm soát tài sản, dù Sonic Gateway gặp bất kỳ vấn đề nào.

Quy trình hoạt động của cơ chế dự phòng của Sonic Gateway
Quy trình hoạt động của cơ chế dự phòng của Sonic Gateway

Hệ sinh thái

Trong giai đoạn 2021-2022 hệ sinh thái Fantom luôn là cái tên được nhiều người nhắc đến, đơn cử những cái tên như:

  • Yearn Finance: Giao thức liquidity aggregator, giúp kết nối thanh khoản giữa các sàn Dex, được thành lập từ ông trùm DeFi Andre Cronje.
  • Beethoven X: Giao thức DeFi có TVL lớn nhất hiện tại trong hệ sinh thái Fantom
  • Spooky Swap: Sàn Dex Top 1 của Fantom, có thời điểm đạt cột mốc TVL 1.5 tỷ USD
  • Beefy Finance: Nền tảng tối ưu hóa lợi nhuận (yield optimizer), cho phép người dùng gia tăng lợi luận bằng những hoạt động như vay, cho vay,… 
Hệ sinh thái Sonic
Hệ sinh thái Sonic

Hiện trên hệ sinh thái Fantom vẫn còn hơn 300 dự án khác nhau, nhưng có vẻ như chỉ còn lại “cái xác không hồn”, khi TVL vỏn vẹn dưới 100 triệu USD. Với việc đổi tên thành Sonic và triển khai airdrop đã phần nào chứng tỏ động thái mong muốn vực dậy hệ sinh thái của đội ngũ phát triển. 

Nhiệm vụ của chúng ta là quan sát và tìm ra những dự án tiềm năng có thể trở thành mũi nhọn của hệ sinh thái, từ đó tạo ra các cơ hội đầu tư và nhận airdrop.

6. Hướng dẫn săn Airdrop Sonic

Hiện tại, dự án đã triển khai chương trình Sonic Arcade trên Testnet và xác nhận sẽ Airdrop cho người dùng tham gia chương trình.

Tổng phần thưởng airdrop lần này là 190,5 triệu đồng S, tương đương 37,5% tổng cung. Dành cho các chương trình bao gồm Sonic Gems, Sonic Arcade,.. Tuy nhiên, đến hiện tại phần thưởng cụ thể dành cho chương trình Sonic Arcade vẫn chưa được công bố rõ ràng bao nhiêu phần trăm trong tổng số trên.

Phần thuỏng Airdrop Sonic Arcade
Phần thưởng Airdrop Sonic Arcade

Bước 1: Tải và sử dụng ví Rabby để cày Airdrop Sonic Arcade, các bạn có thể import Private Key từ Metamask sang ví Rabby để sử dụng. 

Vào mục More trong ví, chọn Rabby Point và nhập 5PHUTCRYPTO để nhận thêm Rabby point.

Ví Rabby nổi bật với tính năng bảo mật cao, cảnh báo khi truy cập vào các trang web có dấu hiệu lừa đảo. Ví hỗ trợ nhiều mạng testnet, tự động chuyển đổi và thêm mạng. Đặc biệt, các bạn còn có cơ hội nhận airdrop trong tương lai.

Extension ví Rabby
Extension ví Rabby

Bước 2: Truy cập website Sonic Arcade Airdrop và kết nối ví Rabby. 

Lưu ý: Bạn cần tắt ví Metamask trước khi kết nối Rabby để tránh nhầm lẫn 2 ví với nhau nhé!

Truy cập website Sonic Arcade
Truy cập website Sonic Arcade

Bước 3: Nhấn vào Add Testnet để thêm mạng Sonic Testnet vào ví Rabby.

Thêm mạng Sonic Testnet vào ví Rabby
Thêm mạng Sonic Testnet vào ví Rabby

Bước 4: Nhấn vào nút “Get some $TOKEN” để tiến hành faucet $TOKEN. Số $TOKEN này sẽ dùng để tham gia Play to Earn và tích lũy điểm Point.

Lưu ý: Mỗi tuần bạn chỉ có thể faucet tối đa 420 $TOKEN.

Faucet Token
Faucet Token

Bước 5: Chơi game trên Sonic Arcade để Earn point. Hiện có 3 game bạn có thể tham gia là Plinko, Mines, và Wheel, mỗi ngày được chơi tối đa 20 lượt cho mỗi game. 

  • Plinko: Đây là game thả bóng từ trên xuống và nó sẽ rơi vào các ô với phần thưởng khác nhau. Chọn số lần chơi, số bóng và nhấn Play để chơi.
  • Mines: Nhấp vào các ô vuông tìm các Rune mà không trúng mìn. Mỗi ô vuông có thể chứa Rune hoặc mìn.
  • Wheel: Chọn số tiền cược và quay bánh xe. Mỗi mức cược tương ứng với một màu trên bánh xe. Cược càng lớn phần thưởng càng nhiều nhưng sẽ giảm tỷ lệ chiến thắng.

Tuy nhiên, do mới ra mắt nên game vẫn hơi lag và vẫn chưa hiển thị point.

Chơi game trên Sonic Arcade để Earn point
Chơi game trên Sonic Arcade để Earn point

Dự án đã xác nhận sẽ Airdrop cho những ai tham gia chương trình Sonic Arcade. Kèo miễn phí, anh em cân nhắc tham gia nhé!

7. Roadmap

Sau khi đổi tên từ Fantom, Sonic cũng có những chiến lược riêng cho mình trong tương lai: 

  • Mainnet: Ra mắt vào tháng 11 – 12 năm 2024.
  • Chuyển đổi token: Toàn bộ token FTM đang lưu thông sẽ quy đổi thành token S với tỷ lệ 1:1
  • Superset: Bản nâng cấp này dự kiến ra mắt cùng với soft-fork Sonic vào cuối năm 2024. Đây là một quân bài khá quan trọng trong việc tăng cường hiệu suất cho Fantom Virtual Machine.
  • Incentive: Công bố các khoản tài trợ nhằm khuyến khích các nhà phát triển xây dựng dApps trên mạng lưới Sonic.
  • Airdrop: Triển khai các chương trình airdrop cho cộng đồng.
  • Stablecoin: Phát triển Stablecoin USDC.e riêng cho mạng lưới, với sự hỗ trợ từ Wormhole và Circle.

Sonic dường như đang cố gắng khôi phục hệ sinh thái của mình bằng các sự kiện quan trọng sắp tới như Mainnet, chuyển đổi Token và Airdrop – những yếu tố đang thu hút mạnh sự chú ý của cộng đồng.

Tuy nhiên, việc giữ chân người dùng sau khi Airdrop kết thúc lại là một thách thức lớn. Với lộ trình phát triển còn khá mơ hồ mà dự án đưa ra, chúng ta chưa có đủ dữ liệu để dự đoán rõ ràng hướng đi tiếp theo của Sonic.

Lúc này, hy vọng có lẽ phải đặt vào Andre Cronje, với nhiều mô hình DeFi hay ho mà “bộ não thiên tài” này có thể nghĩ đến.

8. Thông tin về Tokenomics

Hiện tại tổng cung 3.175.000.000 token FTM cũng đã được mở khóa 100%. Và Token mới S sẽ thay thế hoàn toàn token FTM cũ theo tỉ lệ 1:1.

Tuy nhiên dự án sẽ phát hành thêm 6% tổng cung sau 6 tháng kể từ khi Sonic chính thức ra mắt. Lượng token này sẽ được sử dụng cho các chương trình airdrop, thưởng cho người dùng và nhà phát triển.

Usecase của token S:

  • Trả phí cho mạng lưới
  • Staking để tham gia bảo mật mạng lưới (tối thiểu 1 token S)
  • Bỏ phiếu quản trị
  • Khóa tối thiểu 50,000 S để trở thành Validators

9. Tiềm năng và thách thức

Tiềm năng

  • Cơ hội săn Airdrop: Hơn 6% tổng cung đã được mint thêm để phân phối cho người dùng tham gia Airdrop và các nhà phát triển dApps. Qua đó tạo động lực thu hút cộng đồng đến với hệ sinh thái của Sonic.
  • Tokenomics: 100% token đã được mở khóa, điều này giúp bạn tránh được áp lực lạm phát trong tương lai.
  • Thông qua chiến dịch airdrop, Sonic dường như đang đặt trọng tâm vào mảng GameFi, tận dụng làn sóng GameFi đang trở lại để tạo đà phát triển cho một nền tảng game trong tương lai.

Thách thức

  • Fantom không còn mới mẻ: Cái tên Fantom dường như đã mất hút khỏi thị trường trong giai đoạn này. Việc vực dậy cả một hệ sinh thái là một thách thức rất lớn đối với dự án này. 
  • Cạnh tranh: Trước những đối thủ lớn và giàu như Sui, Aptos hay trong tương lai là Monad, Berachain. Để Sonic có thể hồi sinh mạnh mẽ trở lại thực sự là dự án phải có yếu tố “phép màu” xảy ra.

10. Kênh thông tin dự án

11. Tổng kết

Trên đây là toàn bộ thông tin về Sonic – dự án Layer 1 được “lột xác” từ Fantom. Hy vọng bài viết đã giúp bạn nắm bắt kiến thức một cách đơn giản và dễ hiểu nhất!