Đây là bài viết từ cuộc thi “SHILL YOUR COIN” của tác giả “Nguyễn Bảo Khánh”, không đại diện cho quan điểm của 5PC. Bạn hãy xem xét thật kĩ và chịu trách nhiệm với mọi quyết định đầu tư của mình nhé!
1. Tổng quan về dự án ARB (Arbitrum)
Arbitrum là một giải pháp mở rộng Layer 2 cho Ethereum, được phát triển bởi Offchain Labs, nhằm cải thiện tốc độ giao dịch và khả năng mở rộng của mạng lưới Ethereum. Dựa trên công nghệ Optimistic Rollups, Arbitrum cho phép thực hiện các giao dịch ngoài chuỗi chính, sau đó tổng hợp và xác minh chúng trên Ethereum, giúp giảm tải và tăng hiệu quả.
Những công nghệ đưa Arbitrum đứng đầu L2:
- Optimistic Rollups: Ban đầu với Arbitrum One, Arbitrum đã sử dụng Optimistic Rollups để nâng cao hiệu suất. Sau đó, công nghệ được cải tiến với bản nâng cấp Nitro, và hiện tại là Stylus, tối ưu cho các dự án DeFi.
- AnyTrust (Arbitrum Nova): Sử dụng lưu trữ dữ liệu Off-chain, phù hợp cho các ứng dụng yêu cầu hiệu suất cao như SocialFi và GameFi, giúp giảm chi phí và tăng tốc độ.
- Arbitrum Orbit: Một bộ công cụ mạnh mẽ hỗ trợ các dự án xây dựng blockchain Layer 3 trên nền tảng Arbitrum, cung cấp các giải pháp tùy chỉnh cho từng ứng dụng cụ thể.
2. Vì sao nhà đầu tư nên chú ý tới ARB (Arbitrum)?
2.1. Tiềm lực kinh tế khủng với đội ngũ phát triển đáng gờm
Arbitrum là sản phẩm của Offchain Labs, công ty được sáng lập bởi ba chuyên gia gồm Ed Felten, Steven Goldfeder, và Harry Kalodner. Với Ed Felten, trước khi Ethereum xuất hiện, đã bắt đầu nghiên cứu chuyên sâu về công nghệ Rollup vào năm 2011. Ông là một nhà khoa học công nghệ uy tín, từng đảm nhiệm vai trò Kỹ sư trưởng tại Ủy ban Thương mại Liên bang Hoa Kỳ và Phó Giám Đốc Công Nghệ Hoa Kỳ.
Sau khi rời các vị trí trên, ông quay trở lại Đại học Princeton, nơi ông làm việc cùng Steven Goldfeder và Harry Kalodner, lúc đó là hai nghiên cứu sinh tiến sĩ. Cả ba đã hợp tác với mục tiêu rõ ràng: tìm ra giải pháp giúp mở rộng quy mô của Ethereum mà không làm suy giảm tính bảo mật.
Kết quả của những nỗ lực này chính là sự ra đời của Arbitrum, một giải pháp Layer-2 tiên tiến, mang lại hiệu suất cao và bảo mật đáng tin cậy cho hệ sinh thái blockchain.

2.2. Bản cập nhật Arbitrum Stylus (03/09/2024)
Arbitrum Stylus (mainnet vào ngày 03/09/2024) là một bản nâng cấp quan trọng trong hệ sinh thái Arbitrum. Bản cập nhật này cho phép các nhà phát triển viết hợp đồng thông minh bằng các ngôn ngữ lập trình hiệu suất cao khác ngoài Solisity như Rust, C, C++ và nhiều ngôn ngữ khác, thông qua việc tích hợp WebAssembly (WASM).
Việc hỗ trợ đa ngôn ngữ này giúp mở rộng cộng đồng nhà phát triển, giảm rào cản gia nhập và tăng cường tính linh hoạt trong việc xây dựng ứng dụng trên nền tảng Arbitrum. Stylus cũng cải thiện hiệu suất và giảm chi phí tính toán, đồng thời duy trì khả năng tương tác liền mạch với máy ảo Ethereum (EVM), tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai các ứng dụng phức tạp và hiệu quả hơn.
2.3. Hợp tác với nhiều công ty tài chính lớn để triển khai quỹ token hóa
Arbitrum đã thu hút sự quan tâm và cùng hợp tác với những ông lớn bao gồm:
- BlackRock: Tham gia vào việc token hóa tài sản trên Arbitrum, đặc biệt là các quỹ thị trường tiền tệ.
- Franklin Templeton: Đã triển khai quỹ thị trường tiền tệ token hóa trên nền tảng Arbitrum.
- Paxos: Đã mở rộng nền tảng token hóa của mình sang Arbitrum, giúp đưa các tài sản thực vào blockchain.
Những công ty trên đã chọn Arbitrum vì khả năng mở rộng, tốc độ giao dịch nhanh và chi phí thấp, giúp họ tạo ra các sản phẩm tài chính sáng tạo và hiệu quả hơn.
Mới đây Tập đoàn Lotte của Hàn Quốc cũng hợp tác với blockchain Arbitrum để phát triển Metaverse Caliverse, cho phép người dùng mua sắm, giải trí và thanh toán bằng crypto. Dự kiến đây có thể là khoản tài trợ lớn nhất từ trước đến nay cho dự án, thể hiện cam kết phát triển mạnh mẽ trong lĩnh vực Metaverse.
2.4. Phân tích chỉ số onchain của Arbitrum ở thời điểm hiện tại


Để phân tích hai biểu đồ trên, chúng ta cần quay lại thời điểm Arbitrum triển khai sự kiện TGE vào tháng 3/2023. Khi đó, Arbitrum có khoảng 3,1 triệu địa chỉ ví với tốc độ tăng trưởng dưới 15.000 địa chỉ mới mỗi ngày, và số giao dịch trung bình là 400.000 giao dịch/ngày.
Theo số liệu từ L2beat, hiện tại Arbitrum ghi nhận hơn 45 triệu địa chỉ ví hoạt động với 58,91 triệu OPS (Operation) trong 30 ngày qua, tương đương 1,9 triệu giao dịch mỗi ngày.
OPS (Operation) đại diện cho các hoạt động trên mạng lưới, bao gồm không chỉ các giao dịch (transactions) mà còn cả các hành động khác như gọi hợp đồng thông minh, cập nhật trạng thái, và các tương tác phi tài chính khác. Vì vậy, OPS là một chỉ số rộng hơn giao dịch, phản ánh toàn bộ mức độ hoạt động của mạng lưới.
Ngược lại, dù có số lượng ví lớn hơn (138 triệu ví), Optimism chỉ đạt 28,77 triệu OPS trong cùng kỳ, chưa bằng một nửa mức độ hoạt động của Arbitrum. Điều này cho thấy Arbitrum giữ chân và thu hút người dùng nhờ hệ sinh thái bền vững, thay vì chỉ dựa vào các đợt Airdrop ngắn hạn như Optimism.
2.5. Chiến lược thu hút developer của Arbitrum
Ngay từ đầu, chiến lược thu hút các nhà phát triển đến với hệ sinh thái Arbitrum tập trung vào DeFi, lĩnh vực được xem là lựa chọn hàng đầu để xây dựng hệ sinh thái. Những dự án đầu tiên như GMX, Dopex, Jones DAO, Plutus DAO, Vesta Finance,… lần lượt ra đời, đại diện cho các mảnh ghép khác nhau trong DeFi.
Đến năm 2023, xu hướng chủ đạo trên Arbitrum tập trung vào GMX với câu chuyện về Real Yield & Perp DEX, cùng với mô hình Launchpad của Camelot. Sự lớn mạnh của DeFi trên Arbitrum đã khiến nhiều dự án DeFi khi phát triển trên Layer 2 thường ưu tiên chọn Arbitrum thay vì Optimism. Điều này cũng góp phần thúc đẩy xu hướng Restaking & Liquid Restaking bùng nổ trên hệ sinh thái.
Tuy nhiên, các dự án Liquid Staking đã gặp khó khăn trong việc thu hút người dùng do phí giao dịch quá cao. Để giải quyết vấn đề này, nhiều dự án Liquid Restaking đã chuyển sang các Layer 2. Điều này dẫn đến sự xuất hiện của làn sóng dự án mới như Puffer, Ether.fi, Renzo Protocol,… cho phép người dùng tham gia Liquid Staking trên Layer 2 với mức phí giao dịch rất thấp.
2.6. Phân tích Tokenomics

Lịch Unlock của ARB – Nguồn: Cryptorank
Hiện tại, trong lịch vesting token của Arbitrum, chỉ còn đội ngũ phát triển và nhà đầu tư sớm chưa được mở khóa toàn bộ số token đã khóa, trong khi các phần khác như Airdrop và DAOs đã được mở khóa. Đáng chú ý, 48% tổng cung token vẫn chưa rõ ràng về đối tượng phân bổ và trạng thái mở khóa.
Theo lộ trình:
- Nhà đầu tư đã được mở khóa 7,67% trên tổng 17,5% lượng token phân bổ.
- Đội ngũ phát triển đã mở khóa 11,8% trên tổng 15,2% lượng token.
- Phần còn lại sẽ được trả dần mỗi tháng, với 36,51 triệu token/tháng cho nhà đầu tư và 56,12 triệu token/tháng cho đội ngũ phát triển, kéo dài đến 16/03/2027 khi toàn bộ token được phân bổ xong.
Nhìn vào lịch vesting và diễn biến giá, có thể thấy đội ngũ phát triển và các nhà đầu tư đang chuẩn bị sẵn lượng token để tận dụng cơ hội từ một Altcoin Season tiềm năng. Trong các chu kỳ trước, đặc biệt là năm 2020-2021, Altcoin Season đã bùng nổ ngoài mong đợi, khiến những người chần chừ từ năm 2019 tiếc nuối.
Mình tin rằng một Altcoin Season mới sẽ xuất hiện, mang lại cơ hội lớn cho các dự án thực sự chất lượng và tạo giá trị thực tế.
3. Rủi ro cần cân nhắc khi đầu tư vào ARB
- Rủi ro kỹ thuật: Mặc dù Arbitrum đã chứng minh được khả năng mở rộng và bảo mật, nhưng vẫn có thể gặp phải một số thách thức kỹ thuật hoặc các vấn đề chưa được phát hiện. Những thách thức này có thể ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thống và cần được giải quyết kịp thời để đảm bảo sự ổn định và an toàn cho người dùng
- Rủi ro cạnh tranh: Hiện nay, có nhiều giải pháp Layer 2 khác như Optimism, zkSync, và StarkNet cũng đang phát triển mạnh mẽ và thu hút sự quan tâm của cộng đồng. Sự cạnh tranh này có thể ảnh hưởng đến sự phát triển và thị phần của Arbitrum. Nếu Arbitrum không thể duy trì được sự đổi mới và cải tiến liên tục, họ có thể bị các đối thủ vượt qua và mất đi sự ủng hộ của người dùng.
- Rủi ro thị trường: Giá trị của các token trên Arbitrum có thể biến động mạnh do ảnh hưởng của thị trường tiền điện tử nói chung. Sự biến động này có thể gây ra thiệt hại lớn cho nhà đầu tư và ảnh hưởng đến sự ổn định của hệ thống.
4. Chiến lược tích lũy
4.1. Chiến lược đầu tư của mình cho năm nay với ARB
Mình chủ yếu tập trung vào những đợt sóng hồi của altcoin đi lên theo xu hướng của BTC, chờ đợi Altcoin Season trong chu kỳ này. Khi đạt một target cụ thể, khoảng x2 hoặc x3, mình sẽ chốt lời và tối ưu hóa nếu dự án đó tốt hoặc chuyển sang một dự án mới có tiềm năng trở thành trend. Thời gian hold sẽ không cố định, mà linh hoạt tùy thuộc vào thời điểm Altcoin Season diễn ra.
Với ARB, mình đã tối ưu sau đợt điều chỉnh gần đây của BTC khi BTC đạt 108.000 USD. Mình tin rằng công nghệ layer 2 sẽ đưa thị trường tiến tới mass adoption, giúp Blockchain trở nên phổ biến hơn trên toàn cầu nhờ độ bảo mật cao, tốc độ giao dịch nhanh và phí giao dịch rất thấp.
4.2. Lời khuyên cho những bạn mới hoặc chưa vào hàng
Nếu muốn vào hàng ở thời điểm này, các bạn cần xác định rõ mục tiêu và kiểm soát lòng tham. Kỳ vọng x2 – x2,5 hoàn toàn khả thi khi ARB chạm lại đỉnh cũ. Nếu một Altcoin Season thực sự diễn ra, hiệu suất có thể vượt xa kỳ vọng khiêm tốn này.
Theo dự đoán của mình, Altcoin Season có thể diễn ra vào cuối năm nay hoặc sớm hơn một chút, dựa trên chu kỳ 4 năm của thị trường. Tuy nhiên, cũng có khả năng kéo dài sang năm sau, tùy thuộc vào tình hình lạm phát và các quyết định lãi suất sắp tới của FED.
Đúng như tác giả đã đề cập, Arbitrum hoạt động tốt hơn OP Mainnet (OP Mainnet thôi nhé, Optimism là Superchain rồi) về số dự án và người dùng.
Phải công nhận Arbitrum là một dự án lớn đã ghi nhận được những thành tựu đáng nể như:
Tuy nhiên, gần đây Arbitrum đã gần như đúng ngoài mọi xu hướng (out trend) đang nổi trên thị trường như Memecoin, DePin, AI,… Ngay cả cái danh “MIỀN ĐẤT HỨA CHO DEFI” cũng dần mất đi khi mọi ánh hào quang đang đổ đến Base và Solana, sắp tới có thể là Berachain.
Còn về tầm nhìn Orbit thì Arbitrum đã đi sau Optimism, Optimism có bộ Stack xịn hơn khi hỗ trợ mọi công nghệ chứng mình, thay vì chỉ hỗ trợ Optimistic Rollup như Arbitrum, và các chuỗi trên Superchain cũng có thể tương tác với nhau qua giao thức Supersim. Nhưng vấn đề này có thể giải quyết trong tương lai, tức là Arbitrum cũng có thể bắt chước (copy) mọi công nghệ nhưng cái thứ không thể chính là copy cộng đồng hay hệ sinh thái.
Giải thích cho vấn đề trên: Hiện tại hệ sinh thái Superchain đã có các cái tên như Base, Unichain, ink, Worldchain, Soneium, mode, zora,… Sắp tới các chuỗi này có thể tương tác với nhau, tức là người dùng ở chuỗi này có thể dùng sản phẩm hay tương tác với chuỗi khác, tạo thành một hệ sinh thái cùng nhau phát triển thay vì cạnh tranh nhau.
Vậy một dự án mới nên chọn Superchain hay Orbit? Chưa kể, chỉ riêng Base cũng đã đóng góp cho Optimism hàng chục triệu USD doanh thu mỗi năm. Sắp tới còn nhiều hơn khi có Unichain hay các chuỗi khác. Vậy doanh thu của Arbitrum có thể so với Optimism không, cho dù có nhiều người dùng hay dApp hơn OP Mainnet?
Việc dùng token airdrop hay khuyến khích là điều cần thiết, đặc biệt là giai đoạn xây dựng hệ sinh thái.
> Việc dùng token để kéo Base, Ink về làm Superchain trở thành hệ sinh thái hàng đầu, airdrop để tạo động lực để dev, user tích cực hơn. Vậy có hợp lý không? Không hiểu quả ở đâu?
Cuối cùng, tương lai các dự án thuộc hệ sinh thái Superchain phải nắm giữ OP để có tiếng nói trong quản trị chung. Điều này có thể khiến giá trị của OP tăng lên đáng kể, ARB có chưa?
Tóm lại, Arbitrum rất ngon nhưng đứng cạnh Optimism thì cũng chỉ là cái tên.
các chain con của Optimism có thể tương tác với nhau o cần cầu nối là tương lai xa và cần một quá trình dài để xây dựng, muốn đón sóng altcoin bằng cái câu chuyện ý thì còn xơi mới thành hiện thực, còn về việc hệ sinh thái optimism thực sự tốt thì TVL ko kém đến thế đứng sau cả chain con của mình là Base, điều này làm tôi liên tưởng đến Cosmos blockchain được BNB chain xây trên đó, nhưng giờ thời sao cosmos mùa trước thì nổi nhưng bây giờ chìm nghỉm nơi nào rồi và mấy cái BNB chain vẫn đều đều phát triển =)), nếu hệ sinh thái của OP thự sự tốt thì các dev bu như ruồi rồi sao phải chọn Arbitrum, còn việc tại sao mấy chain như Base chọn Optimism thay vì Arbitrump vì công nghệ của Arbitrump không public hoàn toàn như Optimism chứ mà public mấy chain kia có khướt mới chọn Optimism, vì Optimism có nhiều lỗi bảo mật công nghệ nghiêm trọng và và công nghệ so với Arbitrum không khác gì so thiếu niên với người trưởng thành, Arbitrump là công nghệ thực tế không bbansh vẽ như ai kia ,Op marketing tốt vì nhờ mấy tin được là có Base,… này kia. Arbitrump nó không them public một vài phần công nghệ hết ra thôi , chứ không mắc gì phải chọn một hệ sinh thái có công nghệ và bảo mật kém hơn như Óptimism. Mấy hệ sinh thái con như Base phát triển hơn Op thì Op cũng không được lợi nhiều về kinh tế mà chỉ được nhờ cái tin tức được dùng bộ kit của Op để xây dựng, mà cứ lăn đi lăn lại cái tin ý thì bao giờ mới thực là hệ sinh thái của Op phát triển hay là toàn ké fame rồi làm bánh vẽ superchain rằng chain con có thể tương tác với nhau mà không cần cầu nối (có thì có thể nhưng không phải mùa này )=))
Thứ nhất: Các OP Chain tương tác với nhau cần nhiều thời gian để xây dựng.
> Đúng, này cần nhiều thời gian phát triển, có thể mùa sau mới áp dụng đại trà. Nhưng ít nhất Optimism cũng đã đi trước, định hướng và bắt tay vào xây dựng.
Thứ hai: Làm rõ hệ sinh thái Optimism và OP Mainnet
> Bạn phải làm rõ Optimism là Superchain, OP Mainnet mới là chuỗi Layer 2. Nên nói chính xác là OP Mainnet có TVL thấp.
Thứ ba: TVL của OP Mainnet thua cả Base
> Việc này không quan trọng, Optimism chủ yếu nắm bắt nhu cầu xây dựng chuỗi Rolllup (L2 và L3) và cung cấp sản phẩm. OP Mainnet đang trở thành một tiêu chuẩn, thực hiện các nâng các công nghê trước và các chuỗi con sẽ đi theo.
Thứ tư: Liên tưởng đến Cosmos
Cosmos với Optimism khác nhau, công nhận bộ SDK của Cosmos xịn nhưng các chuỗi k có liên quan đến nhau. Trong khi đó, các OP Chain phải đóng góp 15% doanh thu và họ cũng phải tuân thủ theo bộ quy định chung trong hệ sinh thái Superchain – tức là dùng OP để quản trị.
Thứ năm: Dev bu Arbitrum?
> Dev bu Arbitrum là chuyện của năm 2023, đến nay hệ sinh thái Optimism, tức là Superchain có vẻ sôi động và nhiều dev hơn bạn nghĩ.
> Bằng chứng là nhiều tổ chức như Coinbase, Kraken, Sony, Uniswap,… chọn Superchain. Bên cạnh đó là dev xây hàng tá dự án trên các chuỗi con trong Superchain.
> Arbitrum có rất nhiều dự án defi phát triển, đặc biệt sôi động vào 2023, nay trên Orbit cũng có nhiều chuỗi nhưng các dự án này có quy mô chưa lớn.
Thứ sáu: Công nghệ
> Công nhận là Optimism trong quá trình phát triển có nhiều lỗi hơn Arbitrum, nhưng bù lại trong hướng kinh doanh họ đi trước Arbitrum 1 bước. Hãy nhớ, Optimism giưới thiệu Stack đầu tiên.
Thứ bảy: Public code hay không Public code
> Ok, bạn có thể không làm hài lòng khách hàng, và khách hàng chọn đối thủ của bạn. Kết quả ai có nhiều khách hàng hơn là thắng thôi, chứ đâu thể nói: “ok, tao có phong cách riêng nhưng chả ai thích tao”
Thứ tám: Base phát triển thì Optimism cũng k được lợi
> Sai, Base càng phát triển thì Optimism càng được lợi: được doanh thu do Base đóng góp, Base kéo user thì không chỉ OP Mainnet mà các chuỗi con khác trong Superchain cũng được lợi khi các chuỗi có khả năng tương tác.
Cuối cùng, nếu bạn phủ nhận hướng phát triển của Optimism hay Superchain thì bạn cũng đang phủ nhận chính Arbitrum. Vì Arbitrum cũng ra bộ Stack, thu 10% lợi nhuận của các chuỗi con.
Tuy nhiên, những điều này Arbitrum đang đi sau Optimism, và trên Superchain có các cái tên lớn. Arbitrum có hơn được là công nghệ của chuỗi họ làm tốt hơn, minh chứng qua các đợt nâng cấp, OP Mainnet cũng đang xếp sau Arbitrum.
Nhưng nói đi cũng phải nói lại, xét về Arbitrum Orbit với Superchain thì Optimism bỏ xa.
các chain con của Optimism có thể tương tác với nhau không cần cầu nối là tương lai xa và cần một quá trình dài để xây dựng, muốn đón sóng altcoin mùa này bằng cái câu chuyện ý thì còn xơi mới thành hiện thực, còn về việc hệ sinh thái optimism thực sự tốt thì TVL ko kém đến thế đứng sau cả chain con của mình là Base, điều này làm tôi liên tưởng đến Cosmos được BNB chain xây dựng trên đó, nhưng giờ thì sao Cosmos mùa trước thì cũng nổi nhưng bây giờ chìm nghỉm nơi nào rồi và mấy cái BNB chain vẫn đều đều phát triển =)), nếu hệ sinh thái của OP thự sự tốt thì các dev bu như ruồi rồi sao phải chọn Arbitrum, còn việc tại sao mấy chain như Base chọn Optimism thay vì Arbitrump vì công nghệ của Arbitrump không public hoàn toàn như Optimism chứ mà public mấy chain kia có khướt mới chọn Optimism, vì Optimism có nhiều lỗi bảo mật công nghệ nghiêm trọng và và công nghệ so với Arbitrum không khác gì so thiếu niên với người trưởng thành, Arbitrump là công nghệ thực tế không bánh vẽ như ai kia, Op marketing tốt vì nhờ mấy cái tin là chain con kiểu như Base xử dụng bộ kit của Op. Arbitrump nó không thèm public một vài phần công nghệ hết ra thôi , chứ không mắc gì phải chọn một hệ sinh thái có công nghệ và bảo mật kém hởn rõ như Optimism. Mấy hệ sinh thái con như Base phát triển hơn Op thì Op cũng không được lợi nhiều về kinh tế mà chỉ được nhờ cái tin tức được dùng bộ kit của Op để xây dựng, mà cứ lăn đi lăn lại cái tin ý thì bao giờ mới thực sự là hệ sinh thái của Op phát triển hay là toàn ké fame rồi làm bánh vẽ superchain rằng chain con có thể tương tác với nhau mà không cần cầu nối (có thì có thể nhưng không phải mùa này )=))