1. Whitelist là gì?

Whitelist trong crypto là danh sách những người dùng hoặc nhà đầu tư đủ điều kiện tham gia vào các sự kiện đặc biệt của dự án, như mua token với giá ưu đãi hoặc nhận airdrop trước khi dự án ra mắt công chúng.

Để được đưa vào Whitelist, người tham gia thường phải đáp ứng một số yêu cầu cụ thể như hoàn thành nhiệm vụ cộng đồng, thử nghiệm sản phẩm sớm, hoặc nắm giữ NFT của dự án. Điều này giúp dự án kiểm soát tốt số lượng người tham gia, ngăn chặn tài khoản giả mạo và ghi nhận sự đóng góp của những người đã hỗ trợ từ giai đoạn đầu.

Dưới đây là một số lợi ích chính mà Whitelist mang lại cho nhà đầu tư:

  • Mua token với giá ưu đãi: Người trong danh sách Whitelist thường được mua token với giá thấp hơn so với khi dự án niêm yết công khai.
  • Giảm cạnh tranh: Whitelist giúp giảm bớt sự cạnh tranh khốc liệt trong các đợt bán token, tránh tình trạng quá tải và tăng cơ hội mua thành công.
  • Nhận Airdrop: Những người trong Whitelist có thể nhận được phần thưởng hoặc airdrop từ dự án như một cách ghi nhận đóng góp từ sớm.
  • Đảm bảo cơ hội tham gia: Được phê duyệt vào Whitelist đảm bảo rằng người dùng sẽ có cơ hội tham gia các sự kiện đặc biệt mà không bị ảnh hưởng bởi tình trạng “cháy hàng.”
Lợi ích khi mua NFT của dự án The Beacon
Lợi ích khi mua NFT Whitelist của dự án The Beacon

2. Các hình thức Whitelist

Có rất nhiều các hình thức whitelist khác nhau, tùy vào cách mỗi dự án triển khai. Trong khuôn khổ bài viết mình sẽ tập trung vào 4 hình thức whitelist phổ biến:

2.1. Whitelist Community Tasks (Whitelist nhiệm vụ cộng đồng)

Đây là hình thức whitelist mà các bạn phải hoàn thành các nhiệm vụ nhất định liên quan đến hoạt động cộng đồng như tham gia các buổi thảo luận, sáng tạo nội dung, bài viết, video, hoặc chia sẻ thông tin dự án trên các nền tảng xã hội.

Hình thức này cũng vừa giúp dự án tiếp cận được nhiều người dùng hơn vừa khuyến khích sự tham gia tích cực từ cộng đồng, xây dựng một nhóm người dùng trung thành và tăng độ nhận diện cho dự án.

Theo dõi dự án để tăng cơ hội lọt vào whitelist
Theo dõi dự án để có cơ hội lọt vào whitelist

2.2. Whitelist Lottery (Whitelist theo hình thức xổ số)

Đây là hình thức whitelist dựa trên sự may mắn là chính, với hình thức này bạn sẽ đăng ký tham gia và được chọn ngẫu nhiên thông qua hệ thống xổ số. Mọi người dùng đều có cơ hội nhận được suất whitelist nhưng không phải ai cũng chắc chắn được chọn.

Hình thức này giúp tạo sự công bằng cho mọi người tham gia, tăng sự hấp dẫn và cũng phù hợp với những bạn nào mà chưa có nhiều vốn để đầu tư tham gia vào dự án.

Waitlist dự án Farcaster
Waitlist dự án Farcaster

2.3. Whitelist for NFT Holders (Whitelist dành cho người sở hữu NFT)

Đây là hình thức mà bạn phải sở hữu một số NFT cụ thể thì mới nhận đặc quyền tham gia whitelist cho các sự kiện phát hành token, NFT mới, hoặc sự kiện đặc biệt của dự án.

Thường để sở hữu các NFT này thì các bạn phải mua hoặc một vài dự án sẽ yêu cầu các bạn tham gia làm các nhiệm vụ nhất định và nhận được NFT. Hình thức này giúp sẽ khuyến khích người dùng sưu tập và giữ NFT, giúp tăng giá trị của các NFT của dự án.

NFT dự án UX Link
NFT dự án UX Link

2.4. Whitelist for Token Holders (Whitelist dành cho người nắm giữ token)

Để tham gia whitelist theo hình thức này thì bạn cần phải nắm giữ một lượng token nhất định của dự án. khi đã sở hữu token hoặc staking token thì bạn sẽ có quyền truy cập vào các sự kiện phát hành sớm hoặc các sự kiện đặc biệt riêng của dự án.

Hình thức này sẽ khuyến khích người dùng nắm giữ và tích lũy token lâu dài của dự án và từ đó giúp dự án tăng thanh khoản và kéo người dùng tham gia vào hệ sinh thái của mình.

Staking token SLIM để có cơ hội tham gia whitelist
Staking token SLIM để có cơ hội tham gia whitelist

Ngoài ra còn rất nhiều hình thức khác như:

  • Whitelist Tham Gia Sớm (Early Access Whitelist): Dành cho những người đăng ký sớm hoặc là những người ủng hộ dự án từ ban đầu. Hình thức này giúp đảm bảo bạn có cơ hội tham gia vào đợt mở bán token trước khi người khác biết đến dự án.
  • Whitelist Đóng Góp (Contribution Whitelist): Thường dành cho những người đã đóng góp tài nguyên cho dự án như cung cấp thanh khoản, test sản phẩm, hoặc tham gia testnet. Những đóng góp này sẽ giúp bạn có vé whitelist.
  • Whitelist Thông Qua Mối Quan Hệ (Referral Whitelist): Dự án khuyến khích người dùng mời bạn bè tham gia thông qua link giới thiệu. Những người mời được nhiều người đăng ký nhất sẽ có cơ hội nhận suất whitelist.

3. Cách săn Whitelist hiệu quả trong Crypto

Mỗi dự án sẽ có những quy trình và cách tham gia Whitelist khác nhau. Có dự án mở các đợt tham gia waitlist sớm, có dự án mua NFT, có dự án thì mua token. Nhưng để tăng cơ hội có thể tham gia vào Whitelist các bạn có thể tham khỏa các bước sau:

Bước 1: Tìm kiếm các dự án có suất Whitelist

Để biết được dự án nào có suất Whitelist hấp dẫn, bạn có thể tìm kiếm trên các mạng xã hội như Twitter, Discord… hoặc trên các các công cụ săn airdrop và whitelist như : Galxe, QuestN, Soquest hay Zealy,… đây là các nền tảng chuyên tổ chức các chiến dịch giúp người dùng trải nghiệm, tương tác với dự án khác để nhận lại các phần thưởng như NFT, điểm thưởng, token và các suất Whitelist.
Hoặc cách đơn giản hơn là tham gia các diễn đàn và cộng đồng như 5 Phút Crypto để có các thông tin mới nhất về dự án.

Snapshot Whitelist dự án ATH
Snapshot Whitelist dự án ATH

Bước 2: Tìm hiểu thông tin dự án

Khi đã chọn được dự án ưng ý, bước tiếp theo là nghiên cứu thật kỹ trước khi xuống tiền. Hãy đào sâu vào những thông tin quan trọng như White Paper, tiểu sử đội ngũ phát triển, danh sách nhà đầu tư, và số vốn mà dự án đã huy động được. Những yếu tố này sẽ giúp bạn nắm rõ mục tiêu, lộ trình phát triển và tiềm năng tăng trưởng của dự án, từ đó đưa ra quyết định đầu tư sáng suốt hơn.

White Paper dự án UX Link
White Paper dự án UX Link

Bước 3: Thực hiện các nhiệm vụ

Mỗi dự án thường sẽ có những điều kiện khác nhau để được lọt vào danh sách Whitelist. Nhưng về cơ bản để tăng cơ hội góp mặt vào danh sách, các bạn cần phải đóng góp vào dự án thông qua các hoạt động như: 

– Tham gia vào cộng đồng của dự án, trải nghiệm sản phẩm, làm nhiệm vụ giới thiệu để tăng lượt Ref, giao dịch để phát sinh volume với dự án, hoặc sở hữu token/NFT của dự án để tham gia whitelist.

Stake NFT trong dự án Gomble
Stake NFT trong dự án Gomble

Bước 4: Theo dõi thông báo và thời gian đăng ký
Sau khi bạn đã lọt vào whitelist thì các bạn nhớ chú ý theo dõi các thông báo chính thức về thời gian và quy tắc đăng ký whitelist để đảm bảo không bỏ lỡ cơ hội và cập nhật các sự kiện mới nhất.

Vì nhiều khi, có những nhiệm vụ chỉ kéo dài vài ngày hoặc vài tiếng trong ngày, hoặc phần thưởng sẽ phân phối theo cách là ai làm trước sẽ nhận trước, cho đến khi kết thúc tổng thưởng.

Whitelist dự án SA World
Whitelist dự án SA World

4. Lưu ý khi tham gia Whitelist 

Vì các dự án Whitelist thường mang lại cơ hội lợi nhuận hấp dẫn, nên ngày càng có nhiều dự án lợi dụng tâm lý FOMO để tung ra các đợt Whitelist giả mạo. Để tránh rơi vào bẫy lừa đảo, bạn cần lưu ý một số điểm quan trọng sau:

  • Kiểm tra kỹ nguồn gốc dự án: Chỉ tham gia Whitelist trên trang web và kênh truyền thông chính thức của dự án (Twitter, Discord, Telegram, Website…). Tránh nhấp vào liên kết lạ hoặc đến từ nguồn không rõ ràng.
  • Tránh nhập thông tin nhạy cảm: Tuyệt đối không nhập thông tin ví cá nhân, private key hoặc cụm từ khôi phục (seed phrase) vào bất kỳ form Whitelist nào. Các dự án uy tín sẽ không yêu cầu thông tin này.
  • Kiểm tra lịch sử hoạt động của dự án: Nghiên cứu về đội ngũ phát triển, nhà đầu tư và quá trình phát triển của dự án. Nếu dự án không có thông tin rõ ràng hoặc hoạt động quá mới, hãy cân nhắc trước khi tham gia.
  • Sử dụng ví phụ để tham gia: Nếu dự án yêu cầu liên kết ví, hãy sử dụng một ví phụ thay vì ví chính để đảm bảo an toàn cho tài sản của bạn trong trường hợp rủi ro bảo mật.

Rủi ro khi tham gia

  • Cơ nhận được whitelist thấp: Với số lượng người tham gia đông đảo thì tỉ lệ lọt vào Whitelist các dự án cũng là rất thấp. Có thể bạn đã làm đủ các nhiệm vụ mà dự án đưa ra nhưng không phải lúc nào bạn cũng có thể nhận được phần thưởng.
  • Phí giao dịch: Một số dự án yêu cầu trả phí hoặc mua NFT, token để vào Whitelist. Tuy nhiên, nếu dự án kém chất lượng hoặc thị trường biến động, bạn vẫn có nguy cơ thua lỗ như đầu tư thông thường. Vì vậy, hãy cân nhắc kỹ các chi phí và đánh giá xem phần thưởng có xứng đáng hay không trước khi tham gia.
  • Dự án không ra mắt hoặc thất bại: Ngay cả khi bạn đã thành công trong việc được vào Whitelist, nếu dự án không đạt được mục tiêu phát triển hoặc gặp phải vấn đề nội bộ, bạn vẫn có nguy cơ mất thời gian và tài sản đầu tư mà không thu được lợi nhuận.

5. Kết luận

Việc hiểu rõ cơ hội và rủi ro khi tham gia Whitelist sẽ giúp bạn có những quyết định chọn lựa đúng đắn khi tham gia bất kỳ dự án nào.

Hy vọng bài viết này đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về Whitelist là gì và cách tham gia hiệu quả. Đừng quên theo dõi 5 Phút Crypto để cập nhật những thông tin mới nhất và các bài viết hữu ích về công nghệ và tài chính nhé!