1. Wormhole là gì?
Wormhole là giao thức truyền dữ liệu xuyên chuỗi giúp kết nối các Blockchain tương tự như LayerZero. Dự án không phải là một Blockchain hay Bridge mà đơn thuần nó chỉ là hạ tầng để xây dựng Bridge và là phương tiện giúp các chuỗi giao tiếp với nhau.
Tiền thân của Wormhole là dự án cầu nối Portal Bridge được Jump xây dựng nhằm mở ra sự giao thương giữa hệ sinh thái Solana và Ethereum. Nhưng về sau, do nhu cầu cho sự kết nối giữa các chuỗi ngày một lớn hơn nên dự án chuyển hướng sang hỗ trợ tất cả các chuỗi. Và một số thành viên tách ra khỏi Jump để chuyên tâm cho việc xây dựng dự án.
2. Đội ngũ phát triển
- Robinson Burkey (Co-Founder & CCO Wormhole Foundation): Ông tốt nghiệp Cử nhân Quản trị kinh doanh tại University of North Florida. Trước khi sáng lập nên Wormhole, ông từng làm giám đốc tăng trưởng cho Acala (Layer 1 DeFi trên Polkadot) và Strategic Projects cho quỹ đầu tư Jump Crypto.
- Dan Reecer (Co-Founder & COO Wormhole Foundation): Ông tốt nghiệp Thạc sĩ Quản trị kinh doanh tại Cornell Johnson Graduate School. Và có kinh nghiệm làm việc cho nhiều dự án Blockchain như giám đốc Marketing – Wanchain, giám đốc tăng trưởng – Polkadot và Acala.
- Rahul Maganti (Product Lead Wormhole Labs): Ông tốt nghiệp Thạc sĩ kỹ thuật chuyên ngành Trí tuệ nhân tạo và Robot ở University of Pennsylvania. Có kinh nghiệm làm Research tại Offchain Labs, Chief Product Officer cho Remedy AI và phó giám đốc tại Jump Crypto.
Wormhole là dự án được phát triển bởi Wormhole Labs và Wormhole Foundation gồm những con người tài năng có kinh nghiệm làm việc nhiều năm. Phần lớn họ đến từ Jump Trading và Jump Crypto, là MM và quỹ tiếng tăm trên thị trường truyền thống lẫn Crypto.
Cho bạn nào chưa biết thì ngoài Wormhole, Jump Trading còn là thế lực hậu thuẫn cho Solana và một nhóm tách ra từ Jump đang xây dựng dự án Blockchain Layer 1 Monad, có khả năng xử lý 10 nghìn giao dịch mỗi giây.
3. Quỹ đầu tư
29/11/2023: Wormhole huy động thành công 225 triệu USD với định giá 2.5 tỷ USD từ các quỹ như Jump Trading, Coinbase Ventures, ParaFi Capital, Multicoin Capital, Arrington XRP Capital và Brevan Howard Digital,…
4. Sản phẩm của Wormhole là gì?
Wormhole cung cấp bộ sản phẩm để thực hiện tầm nhìn kết nối đa chuỗi và tối ưu hóa trải nghiệm người dùng gồm: Wormhole Connect, Native Token Transfers (NTT) và bộ SDK.
4.1 Wormhole Connect
Wormhole Connect cung cấp cho nhà phát triển công cụ để xây dựng các cầu nối trực tiếp sử dụng công nghệ của Wormhole như Portal Bridge, CCTP USDC Bridge,…
- Portal Bridge: Cầu nối do chính Wormhole phát triển nhằm hỗ trợ chuyển Token hay NFT đi xuyên chuỗi với cơ chế lock-mint và burn-unlock, tức là cầu nối sẽ khóa tài sản của bạn ở chuỗi nguồn sau đó mint phiên bản khác trên chuỗi đích.
- CCTP USDC bridge: Là cầu nối được xây dựng bởi đội ngũ Wormhole và Circle để chuyển USDC native đi xuyên chuỗi một cách nhanh chóng dựa vào cơ chế mint-burn, tức là cầu nối sẽ burn token ở chuỗi nguồn và mint mới USDC native trên chuỗi đích.
4.2 Chuẩn token
Native Token Transfers (NTT) là sản phẩm tương tự chuẩn Token OFT của LayerZero, cho phép tạo và chuyển giao mã thông báo đa chuỗi. Token sử dụng NTT có thể được phát hành trên nhiều chuỗi và dễ dàng di chuyển xuyên chuỗi mà không dựa cần vào thanh khoản, không bị trượt giá, không phân mảnh thanh khoản trên các chuỗi nhờ sử dụng cơ chế mint-burn tài sản gốc. Đã có một số dự án sử dụng NTT của Wormhole như EtherFi, Lido, StakeWise, Jito,..
4.3 SDK
Ngoài ra, các nhà phát triển có thể xây dựng các dApp chuỗi chéo như Swap xuyên chuỗi, cho vay xuyên chuỗi, quản trị đa chuỗi,… bằng cách sử dụng bộ SDK do Wormhole cung cấp. Và một số dự án đang hoạt động dựa trên công nghệ của Wormhole như Hashflow, Curvance, Pika,…
Các dApp chuỗi chéo dựa trên Wormhole có thể giúp kết nối thanh khoản giữa các chuỗi và mang lại trải nghiệm đa chuỗi liền mạch trên một giao diện người dùng duy nhất.
5. Tokenomics
5.1 Thông tin Token
Tên Token | W |
Blockchain | Solana |
Contract | 85VBFQZC9TZkfaptBWjvUw7YbZjy52A6mjtPGjstQAmQ |
Chuẩn Token | SPL |
Mảng | Cross-chain |
Tổng cung | 10 tỷ |
5.2 Token Allocation và Token Vesting
- Ecosystem & Incubation – 31%: Phân bổ cho việc thực hiện các chiến lược phát triển hệ sinh thái Wormhole trong tương lai.
- Foundation Treasury – 23.3%: Quỹ dự trữ của dự án để thực hiện các chiến lược phát triển dài hạn và tài trợ cho các sáng kiến, giải pháp đóng góp vào hệ sinh thái.
- Community & Launch – 17%: Phân bổ dành cho cộng đồng đã ủng hộ dự án, cụ thể 11% Airdrop cho đợt trước khi Launch Token và 6% còn lại sẽ được mở khóa sau TGE 4 tháng.
- Core Contributors – 12%: Phân bổ cho những người đóng góp công sức để xây dựng dự án. Token sẽ bị khóa trong năm đầu tiên và sau đó trả dần trong 4 năm tiếp theo.
- Strategic Network Participants – 11.6%: Phân bổ dành cho các nhà đầu tư vào dự án, Token sẽ bị khóa trong năm đầu tiên và sau đó trả dần trong 4 năm tiếp theo.
- Guardian Nodes – 5.1%: Phân bổ cho các Nodes tham gia xác thực các giao dịch xuyên chuỗi trên Wormhole. Khóa trong 12 tháng và trả trong 4 năm tiếp theo với 1 đợt 25% mỗi năm.
Phân bổ của dự án rất hợp lý với phần Team và Investors chỉ chiếm hơn 23%, Community chiếm 17% và còn lại hơn 53% được sử dụng để thực hiện các chiến lược phát triển dự án cũng như hệ sinh thái lâu dài. Đặc biệt là dự án còn dành 5.1% tổng cung để khuyến khích Guardian Nodes, đây là thành phần quan trong nhất và ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu suất hoạt động của giao thức nên cần được khuyến khích.
Ngoài ra, lịch trả Token của dự án rất đặc biệt khi Team, Investors và Ecosystem sẽ được trả mỗi năm một lần vào đầu tháng 4. Do đó, các nhà đầu tư cần chú ý về việc này vì mỗi đợt trả chiếm khoảng 10% (bao gồm 5% Team & Investors, 5% của Ecosystem) tổng cung.
5.3 Token Use Case
Token W chủ yếu được sử dụng để quản trị dự án:
- Thêm xóa Blockchain kết nối với giao thức Wormhole
- Nâng cấp hợp đồng thông minh để cải tiến dự án phù hợp với thị trường
- Điều chỉnh phí giao dịch linh hoạt
- Có thể mở rộng, tăng hoặc giảm số lượng Guardian
- Tăng tiện ích Token để tăng trường hợp sử dụng, tạo động lực cho holder
Ngoài ra, người nắm giữ token W có thể staking ở giao diện W Dashboard để tham gia quản trị và nhận phần phưởng token W định kỳ từ quỹ 858.000.000 W còn lại trong phân bổ 17% Community.
5.4 Sàn giao dịch
Token W được giao dịch trên các sàn như:
- Sàn CEX: Binance, OKX, Kucoin, Bybit, MEXC, Gate, HTX, Kraken, Backpack,…
- Sàn DEX: Uniswap, Meteora, Aerodrome, Orca, Raydium, Jupiter,…
6. Lộ trình phát triển
Cho đến thời điểm viết bài thì hầu như Wormhole đã hoàn thành phần lớn kế hoạch đề ra ban đầu là ra mắt các sản phẩm như Portal Bridge, SDK, NTT và đặc biệt là ra mắt Token W.
Sắp tới, dự án sẽ áp dụng công nghệ zero-knowledge vào việc xác thực các giao dịch nhằm tăng cường bảo mật cho giao thức. Điều này cũng tạo thêm niềm tin để người dùng sử dụng sản phẩm Wormhole lâu dài.
7. Tiềm năng và thách thức
7.1 Tiềm năng
Thị trường đang bùng nổ với sự phát triển của nhiều chuỗi Layer 1, Layer 2 thậm chí là Layer 3. Từ đó phát sinh ra nhu cầu lớn là kết nối đa chuỗi. Việc kết nối này nhằm mục đích vận chuyển tài sản xuyên chuỗi và mang lại trải nghiệm người dùng tốt hơn cũng như giảm phân mảnh thanh khoản với các dApp chuỗi chéo.
Tuy Cross-chain là mảng tiềm năng bật nhất thị trường nhưng phải cần nguồn lực lớn để phát triển công nghệ, vì vậy hiện tại chỉ có một vài ông lớn thực lực tham gia mảng này như: LayerZero, Axelar hay Chainlink. Và nếu biết cách tận dụng nguồn lực sẵn có, Wormhole hoàn toàn có thể chiếm lĩnh mảnh đất màu mỡ này.
7.2 Thách thức
Thách thức lớn nhất của Wormhole và các dự án khác trong mảng chính là bảo mật. Vấn đề này cũng được xem là cấp bách và ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của cả ngành. Dẫn chứng là mảng Bridge luôn bị tấn công nhiều nhất và gây ra thiệt hại lên đến con số hàng tỷ đô la mỗi năm. Trong đó, Wormhole cũng từng là nạn nhân khi bị tấn công và thiệt hại 325 triệu USD. Tuy nhiên, sau đó dự án đã bồi thường cũng như thu hồi được số tiền bị đánh cắp.
Đọc thêm: Polyhedra là gì? Dự đoán giá ZK khi niêm yết
8. Kênh thông tin của Wormhole
9. Tổng kết
Wormhole là dự án có tiềm năng lớn khi phát triển trong trong mảng Cross-chain, giải quyết được vấn đề kết nối của hàng nghìn chuỗi đang hoạt động trong Blockchain. Tuy nhiên, bảo mật của các dự án trong mảng này không được đánh giá cao và luôn trở thành mục tiêu của các hacker. Hy vọng sắp tới với việc áp dụng công nghệ zk vào việc xác thực thì dự án sẽ giải quyết được những lo lắng này.
Đọc thêm: Entangle là gì? Dự án kết nối mọi thứ trên blockchain